Lễ Vu Lan nhớ mẹ


Mẹ tôi tóc bạc da mồi
Nuôi con tần tảo một đời hy sinh
Chăm con từ thuở mới sinh
Khi con khôn lớn, tận tình bảo ban
Dạy con Hiếu Nghĩa vẹn toàn
Đừng tham danh lợi đa đoan cuộc đời
Lời mẹ dậy cố vâng lời
Nguyện xin đền đáp công ơn của người
Năm xưa mẹ đã qua đời
Chúng con ở lại muôn lời tiếc than
Mỗi năm đến lễ Vu Lan
Cài bông hoa trắng nhớ thương mẹ già
Chắp tay cúi lạy Phật Bà
Nhẩm câu kinh kệ Di Đà mười phương
Thắp nhang quỳ lậy tứ phương
Con xin tu tập theo đường mẹ khuyên
Cầu xin thế giới bình yên
Cầu cho đất nước ba miền yên vui
Đời người dân bớt nổi trôi
Mọi nhà hạnh phúc khắp nơi vui mừng

Nguyễn Mạnh Cường
07/31/2011

DI SẢN NGƯỜI LÍNH





Ngày nào tung hoành bao chuyến bay
Vượt trên khói lửa,chín từng mây
Mấy ai hiểu được người tráng sĩ
Nợ nước, tình nhà, mãi còn đây




Cũng như mọi lần, Huy lại ghé ngang thư viện để mượn thêm vài cuốn sách cho đề tài nghiên cứu của mình. Trường đại học của Huy đang học có một vẻ cổ kính và trang nghiêm như trường đại học Oxford của Anh với những con đường dài gồm hai hàng cây cao có những nhánh vươn dài và đan vào với nhau như con đường Tú Xương đã một thời vang bóng ở Sài Gòn. Mấy hôm nay Cali hơi lạnh, cái lạnh đột ngột và se sắt khiến Huy phải bước nhanh để tiến vào thư viện của trường. Chàng ghé vào máy vi tinh và nhanh chóng tìm kiếm những danh mục có liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình. Danh sách thì dài nhưng rồi Huy cũng tìm được những cuốn sách thích hợp và sửa soạn để rời khỏi thư viện.
Bổng dưng chàng nghe một giọng Bắc nhỏ nhẹ ở đằng sau lưng:
"Xin lỗi, anh có phải là người VN?"
Huy quay lại va chàng trả lời :
"Vâng, Xin lỗi cô cần gì?"
"Em là Trâm, đang học năm đầu của ngành tâm lý giáo dục và em mới tới Cali được sáu tháng. Em đang muốn tới buiding E của Education department thì bị lạc đường. Anh có thể chỉ cho em lối vào Building E được không? Em có lớp học ở đó trong nữa tiếng nữa."
Huy hướng dẩn Trâm tới lớp học của nàng cách đó không xa và thế là từ đó hai người quen nhau.Từ bữa đầu tiên, Tram đã cuốn hút Huy với dáng người mành mai, mái tóc dài ngang vai và một giọng nói dịu dàng. Trâm có một cặp mắt to với hàng lông mi dài và gợi cảm. Mặc dù mới hơn hai mươi lăm, Trâm có một vẻ trầm lặng và già giặn cũa một thiếu nữ ở lứa tuổi ba mươi. Nang ít nói về mình, có vẻ kín đáo và khép kín. Cho tới một hôm, sau khi giúp Trâm thay bánh xe bể, nàng mời chàng về nhà ở gần trường để dùng cơm.
Căn apartment ở trong một khu phố cổ kính và thật là xinh xắn. Bên trong được bài trí một cách vừa phải với những chậu hoa Lan được cắt tỉa một cách khéo léo. Chàng được Trâm giới thiệu với bố nàng, một ngươi đàn ông gầy gò và im lặng. Trâm khẻ nói :
"Bố em là như vây đó với tất cả mọi người từ khi mẹ em qua đời cách đây hai năm. Bây giờ ông đã về hưu và chỉ lo chăm sóc những khóm Lan mà thôi."
Từ từ hai người gần nhau hơn và Huy được biết là bố nàng là môt sĩ quan không quân trong quân lực VNCH. Ong đã ở lại và nằm trong trại cải tạo hơn mười năm. Sau khi tới Mỹ trong diện HO, ông và mẹ nàng làm việc vất vả để nuôi dạy Trâm ăn học thành tài. Chẳng may khi Trâm ra trường và kiếm được việc làm thì mẹ nảng lâm trọng bệnh và ra đi trong một khoảng thời gian thât là ngắn, Trâm nói với Huy :
"Em và ba vẫn còn đau khổ và ngở ngàng nhiều trước sự ra đi của mẹ"
Khi nàng nói xong, Huy thấy đôi mắt nàng đẩm lệ. Huy cảm nhận được sự xúc động của nàng nhiều lắm vì chàng cũng rất la thương mẹ. Mẹ chàng mất cách đây năm năm sau môt cơn bạo bệnh. Bố chàng là một thương gia thành đạt ở Sài Gòn trước năm 75 nên Huy cũng không biết gì nhiều về đời sống của những gia đình quân nhân VNCH. Chàng lại may mắn rời VN trước 30 thang 4 nên cuôc sống của chàng ít gập ghềnh nếu phải so sánh với Trâm. Từ ngày quen Trâm, Huy mới hiểu hơn những sự đau khổ và chịu đựng của những gia đình chiến sĩ VNCH va những gánh chịu họ phải trả khi kẹt lại VN. Chàng cũng nhận thấy là bố Trâm cũng từ từ chịu nói chuyện với chàng nhiều hơn khi chảng tò mò hỏi thêm về đời sống của nhửng người quân nhân trong thời chiến, Ông cũng kể cho chàng nghe nạn trầm cãm mà ông phải chịu đựng cho tới nay sau những năm tháng sống trong ngục tù đọa đầy cua chính quyền CSVN. Có những buổi tôi Ông tỉnh dậy và vẫn cứ tưởng là mình còn năm trong trại cãi tạo, mình mẫy ướt đẩm mồ hôi. Đôi khi Ông giận dữ và làm Trâm và mẹ sợ hãi cho tới khi Ông nhận ra là mình bị trầm cảm và tự tìm cách chửa trị cho mình qua luyên tâp Yoga, tâp thiền va nhờ sự trơ giúp từ bác sĩ tâm lý. Chỉ có một lần, ông gọi chàng ra và nói riêng với chàng:
"Huy à, Bác chỉ có Trâm là con gái độc nhất. Nếu sau này con lấy Trâm, con phải thương yêu và bảo bọc cho nó nhé."
Ba năm sau Huy và Trâm kết hôn. Đươc một năm sau thì Ông mất. Một trong những di sản của Ông là lá cờ vàng ba sọc đỏ mà ông luôn mang theo với ông sau ngày đặt chân tới Hoa Kỳ.
NMC(07/02/2011)

TÂM LÝ TRỊ LIỆU VIỄN LIÊN -Tele psychiatry

Nguyễn Mạnh Cường



Tâm Lý Trị Liệu Viễn Liên (TLTLVL) là một bộ phận của Y Khoa Tri Liệu Viễn Liên (Telemedicine) - YKTLVL. Khoa học nầy sữ dụng thông tin y học trao đổi giửa hai địa bàn thông qua những phương tiện truyền thông điện tữ liên quan đến sức khỏe và giáo dục bệnh nhân hay cơ quan cung ứng dịch vụ y tế và nhằm cải thiện công tác chăm sóc bệnh nhân. Y Khoa Trị Liệu Viễn Liên bao gồm các dịch vụ tư vấn, chẩn đoán, và trị liệu. TLTLVL đã được thực hiện trên 40 năm nay và sữ dụng kỹ thuật Hội thoại viễn liên (Videoconferencing) để cung ứng dịch vụ tư vấn cho bệnh nhân mắc bệnh tâm lý.

Mục Lục
Tổng Quát
Kỹ Thuật (Technolgy)
Màn Hình (Monitor)
Máy Thu Hình (Camera)
Bộ Phận Mật Mã (CODEC)
Dải Tần (Bandwidth)
Máy Vi Tính Cá Nhân (Personal Computer)
Những Yếu Tố thành Công Then Chốt (Critical Success Factors)
Cơ Sở Hạ Tầng và Định Trường (Infrastructure and Framework)
Phúc Lợi (Benefits)
Vấn Đề (Issues)
Ứng Dụng Tương Lai (Future Applications)

Tổng Quát

Các hệ thống TLTLVL do Wittson thiết lập vào đầu thập niên 1950 tạI TâmLý Học Viện Nebraska (NPI). Trong tài liệu nhan đề “Telemedicine Advances Could Expand Psychiatry Care”, Mark Moran cho biết, “Hầu hết các bác sỹ tâm lý đều đồng ý rằng nếu điều kiện cho phép thì việc chẩn đoán và trị liệu trực diện vẫn tốt hơn hết. Tuy nhiên họ nói rằng TLTLVL là một phỏng đoán đủ chính xác để mọi người chấp nhận ngay khi phương pháp trị liệu thường thiếu những dịch vụ về tâm lý.” Mặc dù vẫn còn những vấn đề liên quan đến phương thức thực hiện, phẩm chất và một số những trở ngạI hiện có trong việc sữ dụng những hệ thống TLTLVL, kỹ thuật nầy đang càng ngày càng được chấp nhận hơn đới với các bác sỹ tâm lý, các công ty cung ứng dịch vụ y tế và những bệnh nhân ở những vùng quê cũng như quân đội.

Vậy thì Y Khoa Trị Liệu Viễn Liên (YKTLVL) và Tâm Lý Trị Liệu Viễn Liên (TLTLVL) là gì?

YKTLVL, trong đó có TLTLVL, thường ám chỉ bất kỳ dạng kỹ thuật nào có thể giúp chửa trị y khoa từ hai vị trí địa lý khác nhau - Điện thoại, Fax, lưu trử hồ sơ điện tữ (electronic record keeping), email, Internet để phổ biến tài liệu hướng dẩn cho bệnh nhân. Nhưng kỹ thuật có tiềm năng xa tầm và thích ứng cao nhất là Hội Thoại Viễn Liên (Videconferencing), giúp bác sỹ và bệnh nhân nhìn thấy nhau và đối thoại vớI nhau từ những địa bàn xa qua một máy thu hình và một màn ảnh truyền hình. Và ngày nay, TLTLVL - sữ dụng kỹ thuật để trị liệu và giáo dục tâm lý từ những vị trí địa lý xa nhau – có thể biến thành sự thật những gì trước dây được coi là ngông cuồng.

Trên đay hai từ YKTLVL và TLTLVL đả dưọc định nghĩa rõ ràng và kỹ thuật thông thường nhất dùng cho TLTLVL là Hội thoại viễn liên (Videconferencing) - HTVL. HTVL đã được sữ dụng và thử nghiệm trong một số hệ thống YKTLVL và các nhà chuyên viên nghĩ rằng “TLTLVL hứa hẹn sẽ bành trướng dịch dụ điều trị tâm lý, đặc biệt trong những vùng xưa nay vốn thiếu những dịch vụ nầy.” Và một số nghĩ rằng “đó là trào lưu của tương lai” (Rodrigo Muñoz, M.D, Chủ tịch Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ). YKTLVL tạo điều kiện phỏng vấn bệnh nhân ở cách xa hàng dặm. Đó là một một ứng phó trước tình trạng phân phối không y sỹ đồng đều, và là cơ hội để thăm dò giới hạn hiệu năng của khoa học kỹ thuật.

Kỹ Thuật (Technology)

Các Bác sỹ Tâm lý nhờ vào kỹ thuật HTVL để phỏng vấn, cố vấn và chẩn đoán bệnh nhân. Hình 1 tượng trưng một biểu đồ của những hệ thống HTVL điển hình dùng cho YKTLVL trong một tài liệu nghiên cứu gần đây về HTVL. Biểu đồ minh họa những thành tố chính của các hệ thống YKTLVL/TLTLVL, gồm có màn hình, máy thu hình, bộ phận mật mã, máy vi tính, vi âm, và loa phóng thanh.

Màn Hình (Monitor)

Màn hình chiếu lên hình ảnh hoạt trường và những ngườI liên hệ ở đầu bên kia. Các phòng có thể chia thành nhiêu đơn vị và chiều dài mỗI đơn vị tốI thiểu là 33 feet. Một màn hình vi tính 17 inch là thích hợp nhất cho những cuộc phỏng vấn thường lệ.

Máy Thu Hình (Camera)

Máy thu hình dùng để thu những hình ảnh tạI hoạt trường và gởI hình qua đầu bên kia. Chất lượng của lăng kính rất quan trọng và những lăng kính có hoành độ rộng (wide-angle lens) rất hữu ích khi hoạt trường có từ hai ngườI trở lên.

Bộ Phận Mật Mã (CODEC)

Bộ phận nầy là đầu nảo của hệ thống HTVL, giúp chuyển những tín hiệu định hình (analog signals) mà máy thu hình nhận được sang tín hiệu định số (digital signals) và thu nén chúng lại (compress) trước khi truyền tải sang bên kia. Ở đầu bên kia, một bộ phận tương tự chuyển những tín hiệu ngược trở lại dạng định số để có thể xem được trên màn hình.

Dải Tần (Bandwidth)

Từ nầy ám chỉ số lượng dữ kiện (data) có thể truyền tải trong một thời gian cố định. Những Hệ Thống Định Số Hệ Phân Toàn Vụ (ISDN – Integrated Services Digital Networks) được sữ dụng để tránh dị dạng về hình ảnh và âm thanh (image and voice distortion).

Máy Vi Tính Cá Nhân (Personal Computer)

Với những trang thiết bị và nhu liệu điện toán, máy vi tính được dùng để cung ứng những lập trình đối tác (interactive applications) và HTVL.

Trang thiết bị dành cho YKTLVL khác biệt rất nhiều về giá cả, từ vài trăm Dollar để sữ dụng Internet cho đến trên $60,000 cho những hệ thống thượng thặng dùng cho cả phòng. Cái khó khăn khi phỏng định giá cả cho TLTLVL càng trở nên phức tạp hơn vì tính chất năng động của kỹ thuật HTVL.

Khi so sánh phương pháp phỏng vấn trực diện cỗ truyền vớI phương pháp phỏng vấn TLTLVL theo những điều kiện và chẩn đoán khác nhau, các nhà nghiên cứu theo dõi quá trình thử nghiệm những hệ thống TLTLVL cho biết, “Sự gián cách giửa bác sỹ điều trị và bệnh nhân gần như không có ảnh hưởng gì trong những lần trị bệnh.” Từ cuộc thử nghiệm áp dụng những hệ thống TLTLVL đầu tiên, các nhà nghiên cứu “nhận thấy các bệnh nhân và thân quyến của họ tiếp thu rất tốt đối với hình thức truyền thông nầy.”

Những Yếu Tố Thành Công Then Chốt (Critical Success Factors)

Căn cứ trên những tài liệu phê bình về những hệ thống TLTLVL, năm yếu tố thành công then chốt được mô tả như sau:

1. 1. Thóa đáng (Satisfactory): Những hệ thống TLTLVL phải được thực hiện với những một thiết bị đối tác thân thiện (friendly user interface) và cung ứng những dịch vụ gíup bác sỹ cảm thấy thoảI mái khi sữ dụng.
2. 2. Dễ truy cập (Accessibility): Những hệ thống TLTLVL phảI dễ truy cập trong những vùng nông thôn hay hẻo lánh vớI dảI tần hạn chế.
3. 3. Chất Lượng (Quality): Hình ảnh tốt và không bị trục trặc trong khi phỏng vấn hay tham vấn.
4. 4. An Toàn (Security): Bảo mật dữ kiện, hình ảnh và thông tin của bệnh nhân.

Những yếu tố thành công then chốt nầy sẽ giúp những người quản lý công trình tạo được một kế hoạch công trình tốt, tránh thất bại khi thực hành và triển khai hệ thống TLTLVL. Thực vậy, mọi công tác HTVL muốn thành công cần phải có khả năng làm cho bệnh nhân vui thích với những dịch vụ của mình. Phẩm chất của dự án gồm có: hình ảnh phải tốt, âm thanh rõ, và hệ thống dễ sữ dụng và điều khiển. Nếu những hệ thống HTVL được liên kết với các hệ thống y tế khác và được sữ dụng như nhữn phương tiện trị liệu thì nó cần được đảm bảo sẽ bảo mật những riêng tư của bệnh nhân. Hiệu năng cũng là một yếu tố then chốt khác của các hệ thống HTVL vì hầu hết những Trưởng Phòng Điều Hành (CEO) và Tổng Quản Đốc đều muốn hệ thống phảI hoạt động liên tục trong thời gian hội thoại.

Cơ Sở Hạ Tầng và Định Trường (Infrastructure and Framework)

Đa số các hệ thống TLTLVL đều có một cơ cấu truyền thông hạ tầng hổ trợ kỹ thuật truyền tin nội bộ giửa các máy vi tính (TCP/IP) và trên mạng. Các bác sỹ tâm lý sẻ phỏng vấn bệnh nhân bằng phương pháp trực diện cỗ truyền hay sữ dụng kỹ thuật trên mạng theo ngôn ngữ lập trình .NET, Định trường 3.5 (Framework 3.5), hay Java theo lối hỏi/đáp. Họ có thể thực hiện những báo cáo thẩm định và đề nghị phương án điều trị căn cứ trên những báso cáo nầy. Với đà phát triển mạnh và nhanh của kỹ thuật HTVL, các bác sỹ tâm lý có thể đủ khả năng để tiến hành phỏng vấn bệnh nhân và theo dõi việc điều trị bằng điện thoại di động hay những hệ thống truyền hình có độ rõ cao (HD systems).

Các tiêu chuẩn sữ dụng những hệ thống HTVL được định nghĩa bỡi Ủy Hội Viễn Thông Quốc Tế (ITU) tại Thụy Sỹ. Dưới đây là một số những tiêu chuẩn được các nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ sữ dụng:

• • H.320 là tiêu chuẩn dành cho các hệ thống hội thoại viễn liên có dải tần hẹp (narrow bandwidth) sữ dụng mạch điện xoay chiều như N-ISDN, SW56, các hệ thống đặc dụng (dedicated networks)
• • H.321 là tiêu chuẩn dành cho các hệ thống hội thoại có dải tần hẹp sữ dụng kỹ thuật ATM (Asynchronous Transfer Mode – Phương thức truyền tải bất đồng hành) và B-ISDN (Broadband Integrated Services Digital Networks – Phương thức truyền tải đồng hành và bất đồng hành đa năng)
• • H.323 là tiêu chuẩn dành cho những hệ thống hội thoại có dải tần hẹp sữ dụng kỹ thuật không đảm bào chất lượng (LAN – Local Area Network, Internet, v.v.)
• • H.324 là tiêu chuẩn dành cho những hệ thống hội thoại có dải tần rất hẹp sữ dụng hệ thống điện thoại thường
• • H.310 là tiêu chuẩn dành cho những hệ thống hội thoại có dải tần rộng và sữ dụng kỹ thuật ATM (Asynchronous Transfer Mode – Phương thức truyền tải bất đồng hành) và B-ISDN (Broadband Integrated Services Digital Networks – Phương thức truyền tải đồng hành và bất đồng hành đa năng)

Phúc Lợi (Benefits)

Khi sữ dụng những hệ thống TLTLVL, bệnh nhân có thể tiết kiệm được thì giờ và tiền bạc vì có thể khám bệnh mà không cần phải đi đến phòng mạch bác sỹ. Sau đây là những thí dụ điển hình về việc sữ dụng những hệ thống TLTLVL tại ba trại giam ở Pennsylvania:

“Việc sữ dụng YKTLVL tại ba trại giam ở Pennsylvania giúp giảm thiểu số lượng vận chuyển bệnh nhân bằng máy bay tới Trung Tâm Y Tế Liên Bang ở Springfield. Số lượng bác sỹ TLTLVL tại FMC-Lexington cùng với nghiệp vụ chuyên môn của họ được xem như đã giúp điều trị và theo dõi những bệnh nhân tâm thần hiệu quả hơn. Đối với những bệnh nhân được ổn định và được theo dõi như thế, những khủng hoảng đã tránh được. Khi tâm lý những tù nhân trở nên xáo trộn họ tìm đến ngay các bác sỹ TLTLVL để những người nầy có thể tìm cách nói để xoa dịu họ xuống, nhờ đó chuyển hướng được một cơn khủng hoảng cấp tính và không phải chuyển bệnh nhân đến trại tâm thần tại Trung Tâm Y Tế Liên Bang ở Springfield.”

Ngoài vấn đề tiết kiệm tiền bạc và thì giờ, những hệ thống TLTLVL có thể dùng để huấn luyện y tá và viên chức cải huấn biết cách đối phó với hành vi quá khích của các tù nhân bị bệnh tâm thần trong khi giám sát những hoạt động hằng ngày của họ hầu ngăn ngừa bạo động.

Vấn Đề (Issues)

Vẫn có những vấn đề kỹ thuật trong việc sữ dụng những hệ thống TLTLVL. Trước nhất, một số bác sỹ vẫn không muốn ssũ dụng chúng vì họ chưa cảm thấy tụ tin khi ssữ dụng kỹ thuật nầy và một số hệ thống và lập trình hãy còn chưa hoàn toàn dễ sữ dụng, khó khai triển và thực hành. Thứ hai, nếu sữ dụng một hệ thống với dải tần hẹp thì có thể sẽ bị châm trể trong khi phỏng vấn hay tham vấn. Một số hệ thống sữ dụng truyền hình với độ rõ cao (HDTV) sẽ cung ứng hình ảnh chất lượng cao và âm thanh rõ và không bị chậm trể hay trục trặc nếu hoạt động trong hệ nội bộ (LAN/WAN). Tuy nhiên, tốn phí hãy còn rất cao ($20,000 - $60,000 mỗi hệ thống). Kỹ thuật nầy còn đòi hỏi tốn phí để huấn luyện nhân viên vi tính để yểm trợ, bảo trì, và liên kết hệ thống TLTLVL với cơ cấu tin học hạ tầng (iT infrastructure).

Mặc dù những hệ thống TLTLVL còn một số vấn đề kỹ thuật, việc sữ dụng chúng sẽ tiếp tục phát triển trong 10 năm tới. Với giá xang dầu tăng cao, bệnh nhân sẽ thích sữ dụng các hệ thống TLTLVL hơn là đi đến các phòng mạch bác sỹ. Kỹ thuật cũng cho phép bệnh nhân chọn ngày giờ hẹn với bác sỹ tâm lý và họ cũng có thể xem được kết quả thử máu hay các kết quả thử nghiệm khác qua những lập trình vi tính trên mạng. Các bác sỹ nói chung và bác sỹ tâm lý nói riêng có thể sữ dụng những hệ thống nầy để cung ứng dịch vụ tốt hơn cho bệnh nhân của mình và huấn luyện những đồng nghiệp trong cùng ngành. Với công tác chỉ đạo hiệu quả trong qủan trị y tế, bệnh viện, những định chế nghiên cứu, những nhà lập pháp, cơ quan liên bang và tiểu ban, các hệ thống TLTLVL sẽ gia tăng trong các bệnh viện, quận hạt, tiểu bang, quốc gia và ngay cả tại tư gia của chúng ta. Chiều hướng đó sẽ gia tăng truy cập cho các bệnh nhân, thành viên, chuyên gia, bác sỹ nói chung và bác sỹ tâm lý nói riêng.

Ứng Dụng Tương Lai (Future Applications)

Theo một tài liệu của Hiệp Hội Viễn Thông Quốc Tế (Comité Consultatif international Télégraphique et Téléphonique), tiêu chuẩn kỹ thuật H323 được mô tả là một trong những thành tố trọng yếu trong công trình triển khai dịch vụ âm thanh hậu cảnh trên mạng (voice-over iP services). “Tiêu chuẩn H323 được coi là trọng yếu trong việc hổ trợ triển khai dịch vụ âm thanh hậu cảnh trên mạng, và nhận được sữ yểm trợ rộng rãi của các công ty sản xuất thiết bị nhờ vào khả năng đa hệ (interoperability) của nó. Người ta ước tính những hệ thống sữ dụng tiêu chuẩn H323 truyền tải được hàng tỷ phút âm thanh mỗi tháng. H323 cũng được sữ sụng trong các hệ thống HTVL.”

Bên cạnh là cấu trúc của một hệ thống HTVL điển hình dùng cho các hệ thống TLTLVL sữ dụng H323 với nhiều điểm kiểm định (Multiple Control Points).



Hệ thống HTVL hổ trợ điện thoại di động, máy vi tính cá nhân, máy truyền hình độ rõ cao, và những lập trình trên mạng. Bệnh nhân, công ty cung ứng dịch vụ y tế, nhân viên cải huấn có thể vào hệ thống bằng điện thoại di động, hay máy vi tính cá nhân co gắn Webcam (máy thu hình trên máy vi tính) có dịch vụ Internet hay máy truyền hình sữ dụng hệ thống ISDN để tham vấn với bác sỹ tâm lý mà không cần phải mang bệnh nhân tới phòng mạch. Hệ thống sẽ giúp tiết kiệm thì giờ và tiền bạc cho gia đình và cơ quan chính phủ. Bệnh nhân vẫn có thể hưởng được những dịch vụ thích hợp vớI thờI gian chờ đợI ngắn hơn. Ngoài ra, bệnh nhân vẫn có thể hưởng được sự hổ trợ và tham vấn từ bác sỹ ngay cả khi sinh sống trong những miền quê hay nơi hèo lánh hoặc đang đi du lịch bằng cách gởi thông điệp bằng chử trên điện thoại di động.




Bản TiếngAnh

Telemedicine is the use of medical information exchanged from one site to another via electronic communications for the health and education of the patient or healthcare provider and for the purpose of improving patient care. Telemedicine includes consultative, diagnostic, and treatment services. Telepsychiatry has been implemented for over 40 years and uses videoconferencing technology to provide consulting services for patients with mental illness.
Contents

Introduction
Technology
Monitor
Camera
CODEC
Bandwidth
Personal Computer
Critical Success Factors
Infrastructure and Framework
Benefits
Issues
Future Applications
See Also
References


Introduction
The first Telepsychiatry systems were implemented by Wittson in the early 1950s at the Nebraska Psychiatric Institute (NPI). According to “Telemedicine Advances Could Expand Psychiatric Care “, Mark Moran states, “Most psychiatrists agree that when possible, face-to-face assessment and treatment are optimal. However, they say that Telepsychiatry is a close-enough approximation to make it more than acceptable when the alternative is no access to psychiatric services. “[1] Even though there are still issues related to implementation, quality and some existing barriers for using Telepsychiatry systems, the technology is becoming more and more adopted by psychiatrists, healthcare providers and patients living in rural areas as well as the military.
Then what are Telemedicine and Telepsychiatry? “Telemedicine, of which Telepsychiatry is a specialty, refers generally to the use of any kind of technology to facilitate the practice of medicine across distances—phone, fax, electronic record keeping, e-mail therapies, and use of the Internet to post educational material for patients. But the model that has the most far-reaching and transformative potential is the use of videoteleconferencing (VTC), allowing physicians and patients to see and talk to each other in remote sites using a video camera and television screen.“ [1]And today "Telepsychiatry"—the use of technology to facilitate psychiatric treatment and education across distances—could turn what once seemed like a whimsical fantasy into reality.” [1]
In the previous paragraph, Telemedicine and “Telepsychiatry” have been clearly defined and the most common technology was used for Telepsychiatry is Video Teleconferencing (VTC). The VTC technology had been used and tested in some Telemedicine systems and the experts think “it promises to expand access to psychiatric care, especially in traditionally underserved areas and practice settings” and some think it is the wave of the future," said former APA president Rodrigo Muñoz, M.D. "Telemedicine makes it possible to interview someone who is miles away from you. It is a response to the maldistribution of physicians and psychiatrists, and it is an opportunity to explore the limits of the power of technology."

Technology

Psychiatrists rely heavily on video conferencing technology to interview/consult and examine patient. Figure 1 shows a diagram of typical Telemedicine video conferencing systems in a recent study of a video conferencing project [7]. The diagram illustrates the major components of any Telemedicine/Telepsychiatry systems that are including monitors, cameras, CODEC, a desktop computer, microphones, and speakers.





Monitor
The monitor shows a picture of a local site and the image of the people at the distant site. Rooms can be divided into many units and each unit is 33’’ or larger. A 17’’ desktop monitor is preferred for routine interview.

Camera
The camera is used to capture the image at the local site and send it to the other site. The quality of the lens is very important and wide-angle lens is useful if more than one or two people to be viewed.

CODEC
“The CODEC (coder-decoder) is the heart of the teleconferencing device. It transforms the analog signal(the picture) picked up by a video camera to a digital signal and compresses it for transmission to the distant site; there, another CODEC transforms the digital back to an analog one for viewing the video monitor.”

Bandwidth
The bandwidth refers to the amount data that can be transmitted in a fixed amount of time. Digital ISDN (128Kbps) lines are used to avoid image and voice distortion.

Personal Computer
A desktop computer can be used with hardware and software packages to provide interactive applications and videoconferencing.

“Telemedicine equipment varies widely in cost, from a few hundred dollars for Internet access to $60,000 plus to top range room systems. The difficulty in quoting costs for Telepsychiatry is further complicated by the dynamic nature of the video conferencing technology”. [7]

By comparing the traditional face-to-face interview with the Telepsychiatry interview using the video conferencing technology across the various diagnoses and conditions, the researchers involved in the trial of the implementation of the Telepsychiatry systems said, “The isolation of the therapist from the patients had almost no effect on group sessions”. From the trial of the first implementation of Telepsychiatry systems, researchers “found patients and relatives were very receptive to this form of communication.”

Critical Success Factors
Based on literature review on the existing Telepsychiatry systems, five critical successful factors have been identified as follow:
1) Satisfactory : the Telepsychiatry systems has to be implemented with a friendly user interface and provide the services that makes the psychiatrist feel comfortable with using them
2) Accessibility : Telepsychiatry systems has to be easily access in the rural, isolated areas with limited bandwidth
3) Quality : Good image and no down time during the interview/consultation
4) Security : protect patient’s data/image and information

These Critical Success Factors will help the project managers create a good project plan, avoid failure for their future implementing and deploying Telepsychiatry systems.

Indeed, every successful videoconferencing needs to be able to make users happy with its services. The Quality of the projects like good images, sound needs to be clear and the systems are easy to be used and operate are key factors for successful. If the conferencing systems are integrated with other health care systems and are used as tools to treat patients, it needs to be secured to protect privacy of patients. Performance is also another key factor for conferencing systems because most CEOs and senior management will expect systems up and running without any interruption during their meetings or conferences.

Infrastructure and Framework

Most of the latest Telepsychiatry systems will have a telecommunication infrastructure supporting TCP/IP protocol and internet technology. The psychiatrists will interview their potential clients by traditional way like face to face interview or using web-based application using .Net framework (3.5) or Java technology to click and choose the answer. They can make assessment reports and suggesting treatment plan based on those assessment reports. With the growing strong and fast of video conferencing technology, psychiatrists might be able to conduct interview with their patients and follow up their treatment using cell phone/HD systems.

The standard of using video conferencing systems is defined by International Telecom Union (ITU) based in Geneva, Switzerland. Here are some of the standards used by the manufactures and service providers:

• H.320 is a standard for Narrow-band videoconferencing over circuit-switched networks(N-ISDN, SW56, dedicated networks)
• H.321 is a standard for Narrow-band videoconferencing over ATM and B-ISDN
• H.323 is a standard for Narrow-band videoconferencing over non-guaranteed quality-of-service packet networks (LAN, Internet, etc.)
• H.324 is a standard for Very narrow-band videoconferencing over the general (dial-up) telephone network

Benefits

By using Telepsychiatry systems, we can save time and money by allowing patients getting consulting office without going to the doctor’s office. Here is one of the good examples of using Telepsychiatry systems for three Pennsylvania prisons:
“The use of Telemedicine systems for three Pennsylvania prisons helps to reduce number of emergency airlift to Federal Medical Center at Springfield. The availability of psychiatrists at FMC-Lexington, via Telemedicine, and their expertise were thought to result in more effective medication and monitoring of prisoners suffering from psychiatric illnesses. With prisoners, thus stabilized and monitored, crises were avoided. When prisoners became agitated, they had quick access to the remote psychiatrist, who was able to "talk them down," thereby sidetracking a downward spiral and averting a transfer to the psychiatric ward at Federal Medical Center at Springfield.”[6]

Besides saving time and cost, Telepsychiatry systems can be used to train nurses and correctional officers to deal with extreme behavior of mental prisoners while monitoring their daily activities to prevent violence. In this way, Telepsychiatry systems will help save money and time while providing users with a better quality of health care services.
Issues

There are still technical issues with the use of Telepsychiatry systems. First, some doctors still not want to use them because they still not feel comfortable with using technology and some systems and applications are still not quite easy to use, hard to deploy and implementation. Second, if the systems using a system with a low bandwidth, it will cause some delay during the interview or consultation. Some systems using High Definition TV will provide a very high image quality and clear sound with no delay and down time if it is running on the LAN or WAN with the high bandwidth. However, the cost is still high ($20,000-$60,000 per system). It also requires additional cost for training IT personnel for supporting, maintaining, and integrating Telepsychiatry systems with the existing IT infrastructure.

Although Telepsychiatry systems still have some technical issues, their use will continue to grow in the next 10 years. With the rise of oil prices, patients will prefer to get consultation services through the use of video conferencing technology instead of going to the doctor’s office. This will also allow patients to schedule their appointments with psychiatrists and they can also see their blood/medical test results through web based applications. Doctors and psychiatrists can use these systems to provide better services for their patients and help them educate fellow healthcare professionals. With the strong leadership of healthcare administration, hospitals, research institutions, law makers, local and federal agencies, their will be an increase of Telepsychiatry systems implementation in hospitals, counties, states, countries and even our home. This will allow greater access for patients, members, professional personals, doctors and psychiatrists.
Future Applications


According to a paper published by CCITT name “CCITT-50 years of excellent - 1956-2006”, H.323 family as describe as one of the crucial components for developing voice over IP services as follow “The H.323 family of standards has been crucial in fostering the development of new voice-over IP services, winning widespread support from equipment vendors because of the interoperability that it enables. It is estimated that systems using H.323 carry billions of voice minutes each month. H.323 is also widely used in videoconferencing systems.”[8]

Here is the system architecture for a typical video conferencing system for Telepsychiatry systems using Multiple Control Points and using H.323 family of standard in the figure 2 below.




Figure 2: System architecture of a video conferencing system

In the above system, we can see that the videoconferencing supporting mobile phone, PC, HD TV and the web-based applications can run on the desktop computer, mobile phones. Patients/provider/correctional officers can connect to the systems using cell phone (3G network) or computer with web cam using IP network or TV using ISDN network to request consultation from a psychiatrist without bringing mental patients to his/her office. It will help to save money and time for family and government agency and patients can get the appropriate service with less waiting time. Also, patients can still get support and consultation from the psychiatrist even when they live in rural/isolated areas or are traveling via text messaging.

See also

Telemedicine - http://en.wikipedia.org/wiki/Telemedicine
Psychiatry - http://en.wikipedia.org/wiki/Psychiatry


References

[1]. Telemedicine Advances Could Expand Psychiatric Care http://pn.psychiatryonline.org/cgi/content/full/39/6/14. .Retrieved on 06/10/08
[2]. ISDN. ISDN Protocols - LAPD | ISDN. Retrieved June 24th, 2008, from http://www.protocols.com/pbook/isdn.htm
[3]. Lawlor, T. LCD projectors, Audio/Video equipment and computers from M Communications. Video Conferencing Gaining Popularity. Retrieved on 06/10/08 from http://www.mcommunications.com/tips/vidConfLaw/.
[4]. Tandberg. Key Considerations for Maximizing - Your Video Architecture: Moving Beyond Point-to-Point Conferencing. July 2005. 13 p.
[5]. Tandberg. Video Conferencing Standards 2.2. D10740. 12 p.
[6]. Telemedicine Averted Costly Transfers to Federal Medical Centers. Retrieved June 16th, 2008, from http://www.ncjrs.gov/Telemedicine/c2c.html.
[7].LeRouge, C.& Garfield, M.J, and Hevner, A.R,”Quality Attributes in Telemedicine Video Conferencing”, Proceedings of the 35th Hawaii International Conference on System Sciences, 2002.
[8]. CCITT-50 years of excellent -1956-2006. Retrieved on 06/16/08 from www.itu.int/ITU-T/50/docs/ITU-T_50.pdf.

Hội Thoại Viễn Liên

Tài Liệu Thuyết Trình của Nguyễn Mạnh Cường
Giáo Sư Đông Yên Lương Tấn Lực phiên dịch


Mục Lục
1. Nội dung chính
2. Định nghĩa tổng quát
3. Lịch sữ hội thoại viễn liên
4. Lý do phát triển của Hội thoại viễn liên
5. Lý do Hội thoại viễn liên không được ưa thích
6. Lượt đồ hệ thống hội thoại viễn liên
7. Tiêu chuẩn các hệ thống hội thoại viễn liên
8. Những thành tố chính của hội thoại viễn liên
9. ISDN and CODEC
10. Phân loại các hệ thống hội thoại viễn liên
11. Những yếu tố thành công trọng yếu
12. Kết luận


1. Nội dung chính của bài thuyết trình nầy đề cập đến định nghĩa khái quát của kỹ thuật hội thảo viễn liên, những thành tố chính của hệ thống, mhững lợi điểm và những yếu tố mấu chốt quyết định sự thành công, và viễn tượng của hội thảo viễn liên.







2. Định nghĩa tổng quát

• Hội thảo viễn liên sữ dụng những phương tiện truyền thông về hình ảnh và âm thanh để nối kết các thành viên tham luận từ những vị trí địa lý khác nhau vì mục đích hội thảo, huấn luyện, và tham vấn.
• Thành phần tham dự có thể gồm hai người tại hai văn phòng khác nhau (một đối một) để mạn đàm thông thưòng hay ba người trở lên từ những ví trí địa lý khác nhau nhằm mục đích hội nghị viễn liên (đa phương).
• Hội thảo viễn liên không những chĩ để truyền đi những hình ảnh và âm thanh của các thành viên, mà còn để chia sẻ những tài liệu, những thông tin bằng hình, và những phương tiện nhu liệu giúp họ cùng làm việc với nhau trên một tài liệu chung trên mạng (whiteboards).





3. Lịch sữ hội thảo viễn liên

• Hội thảo viễn liên được trình bày lần đầu năm 1968. Hệ thống do AT&T khai triển thất bại vì hình ảnh không rõ và kỹ thuật nén hình không hiệu quả (efficient video compression techniques). Kỹ thuật vận hình thông qua hệ thống điện thoại thường.
• Vào những năm thập niên 1980, ra đời những hệ thống điện thoại định số (digital telephony transmission networks). Kỹ thuật nầy truyền tải hình ảnh và âm thanh đã nén với nhịp độ tối thiểu khoảng 128 kilobit mỗi giây. PictureTel sáng chế hệ thống hội thoại viễn liên đầu tiên sữ dụng kỹ thuật định số hệ phân toàn vụ (ISDN – Integrated Services Digital Network) , thay cho hệ thống điện thoại định hình (Analog) dựa trên định lượng và cường độ. Hệ thống hội htoại nầy sau đó được phát triển nhanh trên toàn thế giới.
• Đến thập niên 1990, hội thoại viễn liên dựa trên kỹ thuật Internet được sáng lập với kỹ thuật nén hình hiệu quả, tạo điều kiện hội thoại viễn liên qua các máy điện toán cá nhân. Hệ thống VTC (Videoteleconference) được phát triển với những dịch vụ và nhu liệu miễn phí như NetMeeting, MSN Manager, Yahoo Messenger.

4. Lý do phát triển của Hội thoại viễn liên

• Đàm thoại sống thực
• Đối tác qua đồ hình là thành tố quan trọng của đàm thoại
• Hội thoại viễn liên hiệu quả mà ít tốn kém
• Giảm thiễu những rủi ro về an ninh, đặc biệt đối với những cuộc điều trần, luận tội, ngôn chứng, và những cuộc họp cơ bản
• Không đòi hỏi di chuyển
5. Lý do Hội thoại viễn liên không được ưa thích

• Các thành phần tham dự cảm thấy không thoải mái trước ống kính
• E ngại về kỹ thuật
• Đôi lúc hình ảnh không được tự nhiên vì màn hình bị nháy hay ánh sáng không tự nhiên
• Đôi khi máy hỏng
• Đòi hỏi chuẩn bị hạ tầng
• Tốn phí hãy còn cao (từ 5000-20000)
6. Lượt đồ hệ thống hội thoại viễn liên

• Một hay nhiều thành viên ngồi trong một căn phòng với hệ thống hội thoại viễn liên
• Một máy camera thu hình các thành viên
• Hình ảnh được chuyển hệ và gởi đi theo hệ thống ISDN (hệ thống định số hệ phân toàn vụ)
• Ở đầu bên kia, hình ảnh đó được giải định lại (re-configured) và chiếu lên màn ảnh truyền hình
• Một dải tần cao (high bandwidth) để cung ứng hình ảnh tốt
• Hầu hết các hệ thống sữ dụng đường giây điện thoại T-1 (cable) hay ISDN

7. Tiêu chuẩn dành cho một hệ thống hội thoại viễn liên theo Hiệp Hội Viễn Thông Quốc Tế (ITU – International Telecommunication Union)

• • H.320 là tiêu chuẩn dành cho các hệ thống hội thoại viễn liên có dải tần hẹp (narrow bandwidth) sữ dụng mạch điện xoay chiều như N-ISDN, SW56, các hệ thống đặc dụng (dedicated networks)
• • H.321 là tiêu chuẩn dành cho các hệ thống hội thoại có dải tần hẹp sữ dụng kỹ thuật ATM (Asynchronous Transfer Mode – Phương thức truyền tải bất đồng hành) và B-ISDN (Broadband Integrated Services Digital Networks – Phương thức truyền tải đồng hành và bất đồng hành đa năng)
• • H.323 là tiêu chuẩn dành cho những hệ thống hội thoại có dải tần hẹp sữ dụng kỹ thuật không đảm bào chất lượng (LAN – Local Area Network, Internet, v.v.)
• • H.324 là tiêu chuẩn dành cho những hệ thống hội thoại có dải tần rất hẹp sữ dụng hệ thống điện thoại thường
• • H.310 là tiêu chuẩn dành cho những hệ thống hội thoại có dải tần rộng và sữ dụng kỹ thuật ATM (Asynchronous Transfer Mode – Phương thức truyền tải bất đồng hành) và B-ISDN (Broadband Integrated Services Digital Networks – Phương thức truyền tải đồng hành và bất đồng hành đa năng)

8. Những thành tố chính của hội thoại viễn liên

• Camera hay Webcam để thu hình và tiếng
• Màn hình computer hay máy truyền hình (computer monitor or television) để phát hình
• Máy vi âm (micro) để thu âm
• Loa gắn vào hệ thống phát hình hay đường dây điện thoại để phát âm
• Hệ thống điện thoại thường hay định số (analog or digital), hệ thống network địa phương (LAN – Local area network) hay Internet để truyền tải dử kiện
• Bộ phận mã hóa/giải mã (CODEC) để hoán chuyển tín hiệu hình và tiếng giửa dạng định hình và định số (between analog and digital signals).

8. ISDN và CODEC

• • ISDN (Integrated Services Digital Network - hệ thốngđịnh số hệ phân toàn vụ) là một kỹ thuật lập hệ (network protocol) bao gồm những dịch vụ điện thoại định số và truyền tải dữ kiện do các hảng điện thoạiđịa phương cung ứng. ISDN phục tráchđịnh số hoá (digitalization) hệ thống điện thoại để truyền tải âm thanh, dử kiện, tài liệu, đồ hình, âm nhạc, phim hình, và những nguồn tài liệu khác qua đường dây điện thoại.
• • CODEC (coder-decoder – mã hóa và giải mã) là yếu tốthen chốt của các hệ thống hội thoại viễn liên. Bộ phận nầy hoán chuyển những tín hiệu định hình (analog signals) nhận từ camera sang dạng định số (digital) và nén chúng lại để gởi đi. Một bộ phận CODEC ở đầu bên kia sẽ hoán chuyển những tín hiệu trên ngược trở lại dạng định số (analog) đế có thể xem trên màn hình.

9. Phân loại các hệ thống hội thoại viễn liên

• • Sữ dụng Personal Computers (máy điện toán cá nhân): Thiết bị dùng cho hội thoại viễn liên qua máy điện toán cá nhân giúp những người tham gia đối tác ngay từcomputer của mình - với các đặc điểm như: số người hiện diện, đối thoại (chat), âm thanh, hình ảnh, và hợp tác trên mạng - nhờ vậy số nhân viên sữ dụng computer để hội thoại sẽ tăng lên.
• • Sữ dụng Laptops điều hành (Executive Laptops): Một hệthống toàn vẹn gồm một camera có độ rõ nét cao (HD Camera), loa và một màn hình phẳng mặt (flat panel display) có thể rộng gấp hai lần màn hình máy điện toán cá nhân (PC monitor)
• • Sữ dụng văn phòng: Nhiều thành viên trong một văn phòng đối tác với những thành viên khác trong một phòng khác
• • Sữ dụng độ rỏ nét cao (High Definition): có thể cung ứng độ rỏ của hình gấp hai lần theo chiều ngang và chiều dọc và phẩm chất gần 10 lần so với các hệ thống cũ,nếu có dải tầng thích hợp (appropriate bandwidth)

10. Những yếu tố thành công trọng yếu

• • Thoả mản những người tham dự
• • Dễ tiếp cận
• • Chất lượng cao
• • An toàn
• • Hiệu quả cao

11. Kết Luận

• • Cơ quan nghiên cứu Wainhouse tin rằng khả năng to lớn mà Internet2 cung ứng sẽ có một tác động ưu thế trên công tác giáo dục viễn liên, và đặc biệt trên việc sữ dụng truyền hình đối tác hai chiều trong lớp học
• • Chúng ta tin rằng các công ty có thể bắt đầu gia tăng việc sữ dụng hội thoại viễn liên để ứng phó với điều kiện di chuyển mỗi ngày một khó khăn hơn do sự tăng giá vé máy bay và nơi ăn chốn ở.


Nguyễn Mạnh Cường



Tâm Lý Trị Liệu Viễn Liên (TLTLVL) là một bộ phận của Y Khoa Tri Liệu Viễn Liên (Telemedicine) - YKTLVL. Khoa học nầy sữ dụng thông tin y học trao đổi giửa hai địa bàn thông qua những phương tiện truyền thông điện tữ liên quan đến sức khỏe và giáo dục bệnh nhân hay cơ quan cung ứng dịch vụ y tế và nhằm cải thiện công tác chăm sóc bệnh nhân. Y Khoa Trị Liệu Viễn Liên bao gồm các dịch vụ tư vấn, chẩn đoán, và trị liệu. TLTLVL đã được thực hiện trên 40 năm nay và sữ dụng kỹ thuật Hội thoại viễn liên (Videoconferencing) để cung ứng dịch vụ tư vấn cho bệnh nhân mắc bệnh tâm lý.

Mục Lục
Tổng Quát
Kỹ Thuật (Technolgy)
Màn Hình (Monitor)
Máy Thu Hình (Camera)
Bộ Phận Mật Mã (CODEC)
Dải Tần (Bandwidth)
Máy Vi Tính Cá Nhân (Personal Computer)
Những Yếu Tố thành Công Then Chốt (Critical Success Factors)
Cơ Sở Hạ Tầng và Định Trường (Infrastructure and Framework)
Phúc Lợi (Benefits)
Vấn Đề (Issues)
Ứng Dụng Tương Lai (Future Applications)

Tổng Quát

Các hệ thống TLTLVL do Wittson thiết lập vào đầu thập niên 1950 tạI TâmLý Học Viện Nebraska (NPI). Trong tài liệu nhan đề “Telemedicine Advances Could Expand Psychiatry Care”, Mark Moran cho biết, “Hầu hết các bác sỹ tâm lý đều đồng ý rằng nếu điều kiện cho phép thì việc chẩn đoán và trị liệu trực diện vẫn tốt hơn hết. Tuy nhiên họ nói rằng TLTLVL là một phỏng đoán đủ chính xác để mọi người chấp nhận ngay khi phương pháp trị liệu thường thiếu những dịch vụ về tâm lý.” Mặc dù vẫn còn những vấn đề liên quan đến phương thức thực hiện, phẩm chất và một số những trở ngạI hiện có trong việc sữ dụng những hệ thống TLTLVL, kỹ thuật nầy đang càng ngày càng được chấp nhận hơn đới với các bác sỹ tâm lý, các công ty cung ứng dịch vụ y tế và những bệnh nhân ở những vùng quê cũng như quân đội.

Vậy thì Y Khoa Trị Liệu Viễn Liên (YKTLVL) và Tâm Lý Trị Liệu Viễn Liên (TLTLVL) là gì?

YKTLVL, trong đó có TLTLVL, thường ám chỉ bất kỳ dạng kỹ thuật nào có thể giúp chửa trị y khoa từ hai vị trí địa lý khác nhau - Điện thoại, Fax, lưu trử hồ sơ điện tữ (electronic record keeping), email, Internet để phổ biến tài liệu hướng dẩn cho bệnh nhân. Nhưng kỹ thuật có tiềm năng xa tầm và thích ứng cao nhất là Hội Thoại Viễn Liên (Videconferencing), giúp bác sỹ và bệnh nhân nhìn thấy nhau và đối thoại vớI nhau từ những địa bàn xa qua một máy thu hình và một màn ảnh truyền hình. Và ngày nay, TLTLVL - sữ dụng kỹ thuật để trị liệu và giáo dục tâm lý từ những vị trí địa lý xa nhau – có thể biến thành sự thật những gì trước dây được coi là ngông cuồng.

Trên đay hai từ YKTLVL và TLTLVL đả dưọc định nghĩa rõ ràng và kỹ thuật thông thường nhất dùng cho TLTLVL là Hội thoại viễn liên (Videconferencing) - HTVL. HTVL đã được sữ dụng và thử nghiệm trong một số hệ thống YKTLVL và các nhà chuyên viên nghĩ rằng “TLTLVL hứa hẹn sẽ bành trướng dịch dụ điều trị tâm lý, đặc biệt trong những vùng xưa nay vốn thiếu những dịch vụ nầy.” Và một số nghĩ rằng “đó là trào lưu của tương lai” (Rodrigo Muñoz, M.D, Chủ tịch Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ). YKTLVL tạo điều kiện phỏng vấn bệnh nhân ở cách xa hàng dặm. Đó là một một ứng phó trước tình trạng phân phối không y sỹ đồng đều, và là cơ hội để thăm dò giới hạn hiệu năng của khoa học kỹ thuật.

Kỹ Thuật (Technology)

Các Bác sỹ Tâm lý nhờ vào kỹ thuật HTVL để phỏng vấn, cố vấn và chẩn đoán bệnh nhân. Hình 1 tượng trưng một biểu đồ của những hệ thống HTVL điển hình dùng cho YKTLVL trong một tài liệu nghiên cứu gần đây về HTVL. Biểu đồ minh họa những thành tố chính của các hệ thống YKTLVL/TLTLVL, gồm có màn hình, máy thu hình, bộ phận mật mã, máy vi tính, vi âm, và loa phóng thanh.

Màn Hình (Monitor)

Màn hình chiếu lên hình ảnh hoạt trường và những ngườI liên hệ ở đầu bên kia. Các phòng có thể chia thành nhiêu đơn vị và chiều dài mỗI đơn vị tốI thiểu là 33 feet. Một màn hình vi tính 17 inch là thích hợp nhất cho những cuộc phỏng vấn thường lệ.

Máy Thu Hình (Camera)

Máy thu hình dùng để thu những hình ảnh tạI hoạt trường và gởI hình qua đầu bên kia. Chất lượng của lăng kính rất quan trọng và những lăng kính có hoành độ rộng (wide-angle lens) rất hữu ích khi hoạt trường có từ hai ngườI trở lên.

Bộ Phận Mật Mã (CODEC)

Bộ phận nầy là đầu nảo của hệ thống HTVL, giúp chuyển những tín hiệu định hình (analog signals) mà máy thu hình nhận được sang tín hiệu định số (digital signals) và thu nén chúng lại (compress) trước khi truyền tải sang bên kia. Ở đầu bên kia, một bộ phận tương tự chuyển những tín hiệu ngược trở lại dạng định số để có thể xem được trên màn hình.

Dải Tần (Bandwidth)

Từ nầy ám chỉ số lượng dữ kiện (data) có thể truyền tải trong một thời gian cố định. Những Hệ Thống Định Số Hệ Phân Toàn Vụ (ISDN – Integrated Services Digital Networks) được sữ dụng để tránh dị dạng về hình ảnh và âm thanh (image and voice distortion).

Máy Vi Tính Cá Nhân (Personal Computer)

Với những trang thiết bị và nhu liệu điện toán, máy vi tính được dùng để cung ứng những lập trình đối tác (interactive applications) và HTVL.

Trang thiết bị dành cho YKTLVL khác biệt rất nhiều về giá cả, từ vài trăm Dollar để sữ dụng Internet cho đến trên $60,000 cho những hệ thống thượng thặng dùng cho cả phòng. Cái khó khăn khi phỏng định giá cả cho TLTLVL càng trở nên phức tạp hơn vì tính chất năng động của kỹ thuật HTVL.

Khi so sánh phương pháp phỏng vấn trực diện cỗ truyền vớI phương pháp phỏng vấn TLTLVL theo những điều kiện và chẩn đoán khác nhau, các nhà nghiên cứu theo dõi quá trình thử nghiệm những hệ thống TLTLVL cho biết, “Sự gián cách giửa bác sỹ điều trị và bệnh nhân gần như không có ảnh hưởng gì trong những lần trị bệnh.” Từ cuộc thử nghiệm áp dụng những hệ thống TLTLVL đầu tiên, các nhà nghiên cứu “nhận thấy các bệnh nhân và thân quyến của họ tiếp thu rất tốt đối với hình thức truyền thông nầy.”

Những Yếu Tố Thành Công Then Chốt (Critical Success Factors)

Căn cứ trên những tài liệu phê bình về những hệ thống TLTLVL, năm yếu tố thành công then chốt được mô tả như sau:

1. 1. Thóa đáng (Satisfactory): Những hệ thống TLTLVL phải được thực hiện với những một thiết bị đối tác thân thiện (friendly user interface) và cung ứng những dịch vụ gíup bác sỹ cảm thấy thoảI mái khi sữ dụng.
2. 2. Dễ truy cập (Accessibility): Những hệ thống TLTLVL phảI dễ truy cập trong những vùng nông thôn hay hẻo lánh vớI dảI tần hạn chế.
3. 3. Chất Lượng (Quality): Hình ảnh tốt và không bị trục trặc trong khi phỏng vấn hay tham vấn.
4. 4. An Toàn (Security): Bảo mật dữ kiện, hình ảnh và thông tin của bệnh nhân.

Những yếu tố thành công then chốt nầy sẽ giúp những người quản lý công trình tạo được một kế hoạch công trình tốt, tránh thất bại khi thực hành và triển khai hệ thống TLTLVL. Thực vậy, mọi công tác HTVL muốn thành công cần phải có khả năng làm cho bệnh nhân vui thích với những dịch vụ của mình. Phẩm chất của dự án gồm có: hình ảnh phải tốt, âm thanh rõ, và hệ thống dễ sữ dụng và điều khiển. Nếu những hệ thống HTVL được liên kết với các hệ thống y tế khác và được sữ dụng như nhữn phương tiện trị liệu thì nó cần được đảm bảo sẽ bảo mật những riêng tư của bệnh nhân. Hiệu năng cũng là một yếu tố then chốt khác của các hệ thống HTVL vì hầu hết những Trưởng Phòng Điều Hành (CEO) và Tổng Quản Đốc đều muốn hệ thống phảI hoạt động liên tục trong thời gian hội thoại.

Cơ Sở Hạ Tầng và Định Trường (Infrastructure and Framework)

Đa số các hệ thống TLTLVL đều có một cơ cấu truyền thông hạ tầng hổ trợ kỹ thuật truyền tin nội bộ giửa các máy vi tính (TCP/IP) và trên mạng. Các bác sỹ tâm lý sẻ phỏng vấn bệnh nhân bằng phương pháp trực diện cỗ truyền hay sữ dụng kỹ thuật trên mạng theo ngôn ngữ lập trình .NET, Định trường 3.5 (Framework 3.5), hay Java theo lối hỏi/đáp. Họ có thể thực hiện những báo cáo thẩm định và đề nghị phương án điều trị căn cứ trên những báso cáo nầy. Với đà phát triển mạnh và nhanh của kỹ thuật HTVL, các bác sỹ tâm lý có thể đủ khả năng để tiến hành phỏng vấn bệnh nhân và theo dõi việc điều trị bằng điện thoại di động hay những hệ thống truyền hình có độ rõ cao (HD systems).

Các tiêu chuẩn sữ dụng những hệ thống HTVL được định nghĩa bỡi Ủy Hội Viễn Thông Quốc Tế (ITU) tại Thụy Sỹ. Dưới đây là một số những tiêu chuẩn được các nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ sữ dụng:

• • H.320 là tiêu chuẩn dành cho các hệ thống hội thoại viễn liên có dải tần hẹp (narrow bandwidth) sữ dụng mạch điện xoay chiều như N-ISDN, SW56, các hệ thống đặc dụng (dedicated networks)
• • H.321 là tiêu chuẩn dành cho các hệ thống hội thoại có dải tần hẹp sữ dụng kỹ thuật ATM (Asynchronous Transfer Mode – Phương thức truyền tải bất đồng hành) và B-ISDN (Broadband Integrated Services Digital Networks – Phương thức truyền tải đồng hành và bất đồng hành đa năng)
• • H.323 là tiêu chuẩn dành cho những hệ thống hội thoại có dải tần hẹp sữ dụng kỹ thuật không đảm bào chất lượng (LAN – Local Area Network, Internet, v.v.)
• • H.324 là tiêu chuẩn dành cho những hệ thống hội thoại có dải tần rất hẹp sữ dụng hệ thống điện thoại thường
• • H.310 là tiêu chuẩn dành cho những hệ thống hội thoại có dải tần rộng và sữ dụng kỹ thuật ATM (Asynchronous Transfer Mode – Phương thức truyền tải bất đồng hành) và B-ISDN (Broadband Integrated Services Digital Networks – Phương thức truyền tải đồng hành và bất đồng hành đa năng)

Phúc Lợi (Benefits)

Khi sữ dụng những hệ thống TLTLVL, bệnh nhân có thể tiết kiệm được thì giờ và tiền bạc vì có thể khám bệnh mà không cần phải đi đến phòng mạch bác sỹ. Sau đây là những thí dụ điển hình về việc sữ dụng những hệ thống TLTLVL tại ba trại giam ở Pennsylvania:

“Việc sữ dụng YKTLVL tại ba trại giam ở Pennsylvania giúp giảm thiểu số lượng vận chuyển bệnh nhân bằng máy bay tới Trung Tâm Y Tế Liên Bang ở Springfield. Số lượng bác sỹ TLTLVL tại FMC-Lexington cùng với nghiệp vụ chuyên môn của họ được xem như đã giúp điều trị và theo dõi những bệnh nhân tâm thần hiệu quả hơn. Đối với những bệnh nhân được ổn định và được theo dõi như thế, những khủng hoảng đã tránh được. Khi tâm lý những tù nhân trở nên xáo trộn họ tìm đến ngay các bác sỹ TLTLVL để những người nầy có thể tìm cách nói để xoa dịu họ xuống, nhờ đó chuyển hướng được một cơn khủng hoảng cấp tính và không phải chuyển bệnh nhân đến trại tâm thần tại Trung Tâm Y Tế Liên Bang ở Springfield.”

Ngoài vấn đề tiết kiệm tiền bạc và thì giờ, những hệ thống TLTLVL có thể dùng để huấn luyện y tá và viên chức cải huấn biết cách đối phó với hành vi quá khích của các tù nhân bị bệnh tâm thần trong khi giám sát những hoạt động hằng ngày của họ hầu ngăn ngừa bạo động.

Vấn Đề (Issues)

Vẫn có những vấn đề kỹ thuật trong việc sữ dụng những hệ thống TLTLVL. Trước nhất, một số bác sỹ vẫn không muốn ssũ dụng chúng vì họ chưa cảm thấy tụ tin khi ssữ dụng kỹ thuật nầy và một số hệ thống và lập trình hãy còn chưa hoàn toàn dễ sữ dụng, khó khai triển và thực hành. Thứ hai, nếu sữ dụng một hệ thống với dải tần hẹp thì có thể sẽ bị châm trể trong khi phỏng vấn hay tham vấn. Một số hệ thống sữ dụng truyền hình với độ rõ cao (HDTV) sẽ cung ứng hình ảnh chất lượng cao và âm thanh rõ và không bị chậm trể hay trục trặc nếu hoạt động trong hệ nội bộ (LAN/WAN). Tuy nhiên, tốn phí hãy còn rất cao ($20,000 - $60,000 mỗi hệ thống). Kỹ thuật nầy còn đòi hỏi tốn phí để huấn luyện nhân viên vi tính để yểm trợ, bảo trì, và liên kết hệ thống TLTLVL với cơ cấu tin học hạ tầng (iT infrastructure).

Mặc dù những hệ thống TLTLVL còn một số vấn đề kỹ thuật, việc sữ dụng chúng sẽ tiếp tục phát triển trong 10 năm tới. Với giá xang dầu tăng cao, bệnh nhân sẽ thích sữ dụng các hệ thống TLTLVL hơn là đi đến các phòng mạch bác sỹ. Kỹ thuật cũng cho phép bệnh nhân chọn ngày giờ hẹn với bác sỹ tâm lý và họ cũng có thể xem được kết quả thử máu hay các kết quả thử nghiệm khác qua những lập trình vi tính trên mạng. Các bác sỹ nói chung và bác sỹ tâm lý nói riêng có thể sữ dụng những hệ thống nầy để cung ứng dịch vụ tốt hơn cho bệnh nhân của mình và huấn luyện những đồng nghiệp trong cùng ngành. Với công tác chỉ đạo hiệu quả trong qủan trị y tế, bệnh viện, những định chế nghiên cứu, những nhà lập pháp, cơ quan liên bang và tiểu ban, các hệ thống TLTLVL sẽ gia tăng trong các bệnh viện, quận hạt, tiểu bang, quốc gia và ngay cả tại tư gia của chúng ta. Chiều hướng đó sẽ gia tăng truy cập cho các bệnh nhân, thành viên, chuyên gia, bác sỹ nói chung và bác sỹ tâm lý nói riêng.

Ứng Dụng Tương Lai (Future Applications)

Theo một tài liệu của Hiệp Hội Viễn Thông Quốc Tế (Comité Consultatif international Télégraphique et Téléphonique), tiêu chuẩn kỹ thuật H323 được mô tả là một trong những thành tố trọng yếu trong công trình triển khai dịch vụ âm thanh hậu cảnh trên mạng (voice-over iP services). “Tiêu chuẩn H323 được coi là trọng yếu trong việc hổ trợ triển khai dịch vụ âm thanh hậu cảnh trên mạng, và nhận được sữ yểm trợ rộng rãi của các công ty sản xuất thiết bị nhờ vào khả năng đa hệ (interoperability) của nó. Người ta ước tính những hệ thống sữ dụng tiêu chuẩn H323 truyền tải được hàng tỷ phút âm thanh mỗi tháng. H323 cũng được sữ sụng trong các hệ thống HTVL.”

Bên cạnh là cấu trúc của một hệ thống HTVL điển hình dùng cho các hệ thống TLTLVL sữ dụng H323 với nhiều điểm kiểm định (Multiple Control Points).



Hệ thống HTVL hổ trợ điện thoại di động, máy vi tính cá nhân, máy truyền hình độ rõ cao, và những lập trình trên mạng. Bệnh nhân, công ty cung ứng dịch vụ y tế, nhân viên cải huấn có thể vào hệ thống bằng điện thoại di động, hay máy vi tính cá nhân co gắn Webcam (máy thu hình trên máy vi tính) có dịch vụ Internet hay máy truyền hình sữ dụng hệ thống ISDN để tham vấn với bác sỹ tâm lý mà không cần phải mang bệnh nhân tới phòng mạch. Hệ thống sẽ giúp tiết kiệm thì giờ và tiền bạc cho gia đình và cơ quan chính phủ. Bệnh nhân vẫn có thể hưởng được những dịch vụ thích hợp vớI thờI gian chờ đợI ngắn hơn. Ngoài ra, bệnh nhân vẫn có thể hưởng được sự hổ trợ và tham vấn từ bác sỹ ngay cả khi sinh sống trong những miền quê hay nơi hèo lánh hoặc đang đi du lịch bằng cách gởi thông điệp bằng chử trên điện thoại di động.




Bản TiếngAnh

Telemedicine is the use of medical information exchanged from one site to another via electronic communications for the health and education of the patient or healthcare provider and for the purpose of improving patient care. Telemedicine includes consultative, diagnostic, and treatment services. Telepsychiatry has been implemented for over 40 years and uses videoconferencing technology to provide consulting services for patients with mental illness.
Contents

Introduction
Technology
Monitor
Camera
CODEC
Bandwidth
Personal Computer
Critical Success Factors
Infrastructure and Framework
Benefits
Issues
Future Applications
See Also
References


Introduction
The first Telepsychiatry systems were implemented by Wittson in the early 1950s at the Nebraska Psychiatric Institute (NPI). According to “Telemedicine Advances Could Expand Psychiatric Care “, Mark Moran states, “Most psychiatrists agree that when possible, face-to-face assessment and treatment are optimal. However, they say that Telepsychiatry is a close-enough approximation to make it more than acceptable when the alternative is no access to psychiatric services. “[1] Even though there are still issues related to implementation, quality and some existing barriers for using Telepsychiatry systems, the technology is becoming more and more adopted by psychiatrists, healthcare providers and patients living in rural areas as well as the military.
Then what are Telemedicine and Telepsychiatry? “Telemedicine, of which Telepsychiatry is a specialty, refers generally to the use of any kind of technology to facilitate the practice of medicine across distances—phone, fax, electronic record keeping, e-mail therapies, and use of the Internet to post educational material for patients. But the model that has the most far-reaching and transformative potential is the use of videoteleconferencing (VTC), allowing physicians and patients to see and talk to each other in remote sites using a video camera and television screen.“ [1]And today "Telepsychiatry"—the use of technology to facilitate psychiatric treatment and education across distances—could turn what once seemed like a whimsical fantasy into reality.” [1]
In the previous paragraph, Telemedicine and “Telepsychiatry” have been clearly defined and the most common technology was used for Telepsychiatry is Video Teleconferencing (VTC). The VTC technology had been used and tested in some Telemedicine systems and the experts think “it promises to expand access to psychiatric care, especially in traditionally underserved areas and practice settings” and some think it is the wave of the future," said former APA president Rodrigo Muñoz, M.D. "Telemedicine makes it possible to interview someone who is miles away from you. It is a response to the maldistribution of physicians and psychiatrists, and it is an opportunity to explore the limits of the power of technology."

Technology

Psychiatrists rely heavily on video conferencing technology to interview/consult and examine patient. Figure 1 shows a diagram of typical Telemedicine video conferencing systems in a recent study of a video conferencing project [7]. The diagram illustrates the major components of any Telemedicine/Telepsychiatry systems that are including monitors, cameras, CODEC, a desktop computer, microphones, and speakers.





Monitor
The monitor shows a picture of a local site and the image of the people at the distant site. Rooms can be divided into many units and each unit is 33’’ or larger. A 17’’ desktop monitor is preferred for routine interview.

Camera
The camera is used to capture the image at the local site and send it to the other site. The quality of the lens is very important and wide-angle lens is useful if more than one or two people to be viewed.

CODEC
“The CODEC (coder-decoder) is the heart of the teleconferencing device. It transforms the analog signal(the picture) picked up by a video camera to a digital signal and compresses it for transmission to the distant site; there, another CODEC transforms the digital back to an analog one for viewing the video monitor.”

Bandwidth
The bandwidth refers to the amount data that can be transmitted in a fixed amount of time. Digital ISDN (128Kbps) lines are used to avoid image and voice distortion.

Personal Computer
A desktop computer can be used with hardware and software packages to provide interactive applications and videoconferencing.

“Telemedicine equipment varies widely in cost, from a few hundred dollars for Internet access to $60,000 plus to top range room systems. The difficulty in quoting costs for Telepsychiatry is further complicated by the dynamic nature of the video conferencing technology”. [7]

By comparing the traditional face-to-face interview with the Telepsychiatry interview using the video conferencing technology across the various diagnoses and conditions, the researchers involved in the trial of the implementation of the Telepsychiatry systems said, “The isolation of the therapist from the patients had almost no effect on group sessions”. From the trial of the first implementation of Telepsychiatry systems, researchers “found patients and relatives were very receptive to this form of communication.”

Critical Success Factors
Based on literature review on the existing Telepsychiatry systems, five critical successful factors have been identified as follow:
1) Satisfactory : the Telepsychiatry systems has to be implemented with a friendly user interface and provide the services that makes the psychiatrist feel comfortable with using them
2) Accessibility : Telepsychiatry systems has to be easily access in the rural, isolated areas with limited bandwidth
3) Quality : Good image and no down time during the interview/consultation
4) Security : protect patient’s data/image and information

These Critical Success Factors will help the project managers create a good project plan, avoid failure for their future implementing and deploying Telepsychiatry systems.

Indeed, every successful videoconferencing needs to be able to make users happy with its services. The Quality of the projects like good images, sound needs to be clear and the systems are easy to be used and operate are key factors for successful. If the conferencing systems are integrated with other health care systems and are used as tools to treat patients, it needs to be secured to protect privacy of patients. Performance is also another key factor for conferencing systems because most CEOs and senior management will expect systems up and running without any interruption during their meetings or conferences.

Infrastructure and Framework

Most of the latest Telepsychiatry systems will have a telecommunication infrastructure supporting TCP/IP protocol and internet technology. The psychiatrists will interview their potential clients by traditional way like face to face interview or using web-based application using .Net framework (3.5) or Java technology to click and choose the answer. They can make assessment reports and suggesting treatment plan based on those assessment reports. With the growing strong and fast of video conferencing technology, psychiatrists might be able to conduct interview with their patients and follow up their treatment using cell phone/HD systems.

The standard of using video conferencing systems is defined by International Telecom Union (ITU) based in Geneva, Switzerland. Here are some of the standards used by the manufactures and service providers:

• H.320 is a standard for Narrow-band videoconferencing over circuit-switched networks(N-ISDN, SW56, dedicated networks)
• H.321 is a standard for Narrow-band videoconferencing over ATM and B-ISDN
• H.323 is a standard for Narrow-band videoconferencing over non-guaranteed quality-of-service packet networks (LAN, Internet, etc.)
• H.324 is a standard for Very narrow-band videoconferencing over the general (dial-up) telephone network

Benefits

By using Telepsychiatry systems, we can save time and money by allowing patients getting consulting office without going to the doctor’s office. Here is one of the good examples of using Telepsychiatry systems for three Pennsylvania prisons:
“The use of Telemedicine systems for three Pennsylvania prisons helps to reduce number of emergency airlift to Federal Medical Center at Springfield. The availability of psychiatrists at FMC-Lexington, via Telemedicine, and their expertise were thought to result in more effective medication and monitoring of prisoners suffering from psychiatric illnesses. With prisoners, thus stabilized and monitored, crises were avoided. When prisoners became agitated, they had quick access to the remote psychiatrist, who was able to "talk them down," thereby sidetracking a downward spiral and averting a transfer to the psychiatric ward at Federal Medical Center at Springfield.”[6]

Besides saving time and cost, Telepsychiatry systems can be used to train nurses and correctional officers to deal with extreme behavior of mental prisoners while monitoring their daily activities to prevent violence. In this way, Telepsychiatry systems will help save money and time while providing users with a better quality of health care services.
Issues

There are still technical issues with the use of Telepsychiatry systems. First, some doctors still not want to use them because they still not feel comfortable with using technology and some systems and applications are still not quite easy to use, hard to deploy and implementation. Second, if the systems using a system with a low bandwidth, it will cause some delay during the interview or consultation. Some systems using High Definition TV will provide a very high image quality and clear sound with no delay and down time if it is running on the LAN or WAN with the high bandwidth. However, the cost is still high ($20,000-$60,000 per system). It also requires additional cost for training IT personnel for supporting, maintaining, and integrating Telepsychiatry systems with the existing IT infrastructure.

Although Telepsychiatry systems still have some technical issues, their use will continue to grow in the next 10 years. With the rise of oil prices, patients will prefer to get consultation services through the use of video conferencing technology instead of going to the doctor’s office. This will also allow patients to schedule their appointments with psychiatrists and they can also see their blood/medical test results through web based applications. Doctors and psychiatrists can use these systems to provide better services for their patients and help them educate fellow healthcare professionals. With the strong leadership of healthcare administration, hospitals, research institutions, law makers, local and federal agencies, their will be an increase of Telepsychiatry systems implementation in hospitals, counties, states, countries and even our home. This will allow greater access for patients, members, professional personals, doctors and psychiatrists.
Future Applications


According to a paper published by CCITT name “CCITT-50 years of excellent - 1956-2006”, H.323 family as describe as one of the crucial components for developing voice over IP services as follow “The H.323 family of standards has been crucial in fostering the development of new voice-over IP services, winning widespread support from equipment vendors because of the interoperability that it enables. It is estimated that systems using H.323 carry billions of voice minutes each month. H.323 is also widely used in videoconferencing systems.”[8]

Here is the system architecture for a typical video conferencing system for Telepsychiatry systems using Multiple Control Points and using H.323 family of standard in the figure 2 below.




Figure 2: System architecture of a video conferencing system

In the above system, we can see that the videoconferencing supporting mobile phone, PC, HD TV and the web-based applications can run on the desktop computer, mobile phones. Patients/provider/correctional officers can connect to the systems using cell phone (3G network) or computer with web cam using IP network or TV using ISDN network to request consultation from a psychiatrist without bringing mental patients to his/her office. It will help to save money and time for family and government agency and patients can get the appropriate service with less waiting time. Also, patients can still get support and consultation from the psychiatrist even when they live in rural/isolated areas or are traveling via text messaging.

See also

Telemedicine - http://en.wikipedia.org/wiki/Telemedicine
Psychiatry - http://en.wikipedia.org/wiki/Psychiatry


References

[1]. Telemedicine Advances Could Expand Psychiatric Care http://pn.psychiatryonline.org/cgi/content/full/39/6/14. .Retrieved on 06/10/08
[2]. ISDN. ISDN Protocols - LAPD | ISDN. Retrieved June 24th, 2008, from http://www.protocols.com/pbook/isdn.htm
[3]. Lawlor, T. LCD projectors, Audio/Video equipment and computers from M Communications. Video Conferencing Gaining Popularity. Retrieved on 06/10/08 from http://www.mcommunications.com/tips/vidConfLaw/.
[4]. Tandberg. Key Considerations for Maximizing - Your Video Architecture: Moving Beyond Point-to-Point Conferencing. July 2005. 13 p.
[5]. Tandberg. Video Conferencing Standards 2.2. D10740. 12 p.
[6]. Telemedicine Averted Costly Transfers to Federal Medical Centers. Retrieved June 16th, 2008, from http://www.ncjrs.gov/Telemedicine/c2c.html.
[7].LeRouge, C.& Garfield, M.J, and Hevner, A.R,”Quality Attributes in Telemedicine Video Conferencing”, Proceedings of the 35th Hawaii International Conference on System Sciences, 2002.
[8]. CCITT-50 years of excellent -1956-2006. Retrieved on 06/16/08 from www.itu.int/ITU-T/50/docs/ITU-T_50.pdf.

TRUYỆN NGẮN


Ở ĐÂU CŨNG CHỈ MỘT VẦNG TRĂNG



Chắc các bạn ai cũng biết ông Lý Bạch, nhà thơ nổi tiếng như cồn bên Tàu cách nay cả hơn một ngàn năm có dư, và được tôn sùng là nhà thơ số một từ trước tới nay của Trung Hoa đó mà. Thơ ông hay làm sao, thật tình tôi chưa hân hạnh đọc đựợc bài nào, nhưng ông chết thế nào thì tương truyền rằng một hôm ông đang đi thuyền uống rượu trên sông bỗng thấy bóng trăng phản chiếu xuống dòng nước đẹp quá, sẵn hơi men, ông nhảy ùm xuống nước để ôm trăng và…ngủm.

Mỗi lần nghe câu chuyện trên, tôi vẫn cười tự hỏi không biết ông Lý Bạch đã để lại cho hậu thế được bao nhiêu bài thơ và ngày nay biết còn được mấy người có thể nhớ trọn một bài thơ nào đó của ông. Nhưng chính cái chết của ông lại được thi vị hoá thành một huyền thoại và lưu truyền rộng rãi mãi cho đến bây giờ. Tôi thì tôi cho rằng bữa đó ông xỉn quá ngồi trên thuyền không vững nên bị tai nạn té xuống nước, và xui một điểm là nhà thơ không … biết bơi, nên đành lặng lẽ trôi theo khóm lục bình. Vậy thôi. Trăng thì cứ nhìn lên trời thấy nó sáng chói, rõ ràng mới đẹp chứ đợi nó in hình dưới nước thì đâu có gì đẹp? Tôi lấy thí dụ bạn muốn ngắm một người đẹp thực sự bằng xương bằng thịt trước mặt mình, hay nhìn cô ta trong gương vậy?

Vậy đó mà những cơn mưa bão thổi qua Cali mấy ngày qua đã làm tôi suy nghĩ lại. Không chừng ông Lý Bạch quả đúng như tương truyền, ông ấy nhảy xuống sông để ôm trăng mà chết thiệt.

Hôm kia, không hiểu vì lý do gì tôi ra vườn sau nhà vào buổi tối. Mưa đã tạnh, nhưng hậu quả của mấy ngày mưa dầm dề đã làm nước ngập một cái vũng trong vườn nhà tôi, khá lớn, độ gần một mét đường kính. Nếu không nhờ mấy cơn mưa lớn vừa rồi tôi cũng không biết vườn nhà mình có một chỗ hủm để nước có thể tụ lại thành vũng trông như một cái ao tý hon vậy. Nhưng điều làm tôi thích thú nhứt là ở ngay giữa ao là nguyên một vầng trăng. Đúng vậy. Mưa tạnh, mây tan và trăng lại hiện ra trên cao. Trăng rằm vành vạnh, chói sáng cả bầu trời sau cơn mưa và in trọn vẹn xuống …cái ao vườn nhà tôi.

Trăng đẹp. Chúng ta có ai không một lần trong đời nhìn trăng trên cao và tấm tắc khen là nó đẹp. Đã biết bao nhiêu giấy bút, thi văn, thần thoại xuất xứ từ trăng lưu truyền từ ngàn xưa và sẽ mãi đến ngàn sau. Tôi cũng vậy. Thỉnh thoảng, thường là những ngày rằm, tôi có khi tình cờ nhìn vầng trăng chiếu sáng trên bầu trời và cũng tấm tắc khen nó… đẹp. Chỉ vậy thôi. Nữa phút là nhiều lắm. Nếu lúc đó có ai hỏi trăng đẹp ở chỗ nào thì đành cười trừ.

Hôm nay cũng vậy. Tôi cũng nói là vầng trăng trên trời thật đẹp. Đẹp ở đâu ? Không biết. Nhưng vầng trăng ở trong vũng nước ngay trước mặt tôi thì khác. Tôi sẽ không ngần ngại gì mà trả lời rằng trăng đẹp vì hình như là nó có hồn. Hồn Trăng.

Có một sự khác biệt rõ ràng giữa hai vầng trăng. Trăng ở trên trời thì xa xôi diệu vợi, còn vầng trăng dưói đất trước mặt tôi thì nó gần gủi làm sao. Thậm chí tôi có thể lấy tay đụng nó được. Trăng trên cao thì bất động vô tri, còn trăng ở đây thì đang chuyển mình theo từng gợn sóng lăn tăn mỗi khi có cơn gió thổi qua làm cho tôi có cảm tưởng như trăng đang múa. Một cảm giác man mác, thanh thản chạy khắp cơ thể làm tôi rùng mình với ý nghĩ này. Trăng trên trời là của chung nhân loại, còn vầng trăng này là của riêng tôi. Của tôi mà thôi. Trong một khoảnh khắc mấy giây thôi, tôi có cảm giác như thế giới chung quanh mình bỗng nhiên ngừng đọng; chỉ còn vầng trăng trước mặt đang lã lướt uốn mình trong một vũ điệu nghê thường nào đó, và tôi là khán giả duy nhứt được chọn để thưởng ngoạn.

Tôi ráng đứng thật yên tận hưởng những giây phút kỳ diệu này, vì một đám mây đang dần kéo đến xâm chiếm và che dần vầng trăng của tôi. Tôi tiếc lắm nhưng không làm gì được. Tôi linh cảm là những cảm giác vừa qua có thể là cơ hội duy nhứt trong đời. Trăng thì bao giờ cũng còn, và nước thì ở đâu cũng có, nhưng phải đợi đến bao giờ cảnh và tình mới có thể kết hợp một cách hài hòa và sống động trong tôi như vậy nữa?

Và tôi bỗng nhớ tới ông Lý Bạch. Họ nói ông thấy trăng dưới nước đẹp quá bèn nhảy theo xuống. Cũng có thể lắm. Tôi chỉ là một hậu sinh tầm thường mà bỗng nhiên cũng có vài giây xuất thần như vậy thì với công lực cao siêu của ông Lý Bạch, có lẽ ông không những thấy trăng đang muá vũ khúc Nghê Thường, mà chắc là ông còn thấy cả Hằng Nga Tiên nữ trong đó nữa nên ông nhào xuống ôm là phải rồi.

Trở lại cái vũng nước sau vườn .

Tôi vẫn còn tiếc nuối vầng trăng của tôi nên nấn ná chờ cụm mây đi qua. Quả nhiên chỉ vài phút sau sự nhẫn nại của tôi đã được bồi đáp. Trăng lại xuất hiện một lần nữa, trong veo vẻo giữa cái ao. Nó cũng uốn mình lăn tăn theo từng gợn sóng. Tôi mừng lắm, nhưng rồi lại thất vọng vì quả nhiên là không còn tìm lại được cảm giác như lúc nảy nữa. Trăng vẫn đẹp, nhưng tôi không còn cảm được cái hồn của nó nữa. Tiếc quá đi thôi.



Có một đoạn thơ xưa như vầy:

Quân tại Tương giang đầu

Thiếp tại Tương giang vĩ

Tương tư bất tương kiến

Đồng ẩm Tương giang thủy

Chàng ở đầu sông, thiếp ở cuối sông. Nhớ nhung nhưng không thể gặp mặt; hãy cùng nhau uống nước sông Tương.

Nếu tôi nhớ không lầm thì đây là bốn câu trong bài thơ Trường Tương Tư. Bài thơ khá dài nhưng đây là bốn câu độc đáo và được trích đọc nhiều nhứt. Chuyện xưa kể rằng có nàng Lương Ý Nương nhà ở bên bờ sông Tiêu Tương vừa đẹp lại vừa hay chữ. Ở trọ nhà nàng có thư sinh tên là Lý Sinh. Một đêm Trung Thu trăng tròn, hai người cùng thưởng trăng, tâm đầu ý hợp và thương yêu nhau. Cha của nàng không đồng ý cuộc tình nên đã đuổi Lý Sinh ra đi thật xa. Nàng Ý Nương ở lại nhà bên bờ sông Tương, thương nhớ người tình mà cảm tác ra bài Trường Tương Tư này.

Phải chi ngày đó có ai nói cho họ biết rằng không phải chỉ có nước sông Tương mới là cái chung của họ. Còn vầng trăng trên trời nữa chi? Dù có cách xa nhau ngàn dặm sơn khê thì vầng trăng kia cũng chỉ một. Hai người chỉ cùng nhìn lên trăng mà tâm sự thì cũng vơi đi nỗi niềm.

Nhưng rồi họ lại nói rằng trăng kia có cả…ngàn cặp tình nhân khác cùng nhìn và cùng tâm sự như họ thì đâu còn gì là riêng tư. Được thôi. Muốn riêng tư thì có riêng tư.

Dù chàng có ở đầu sông nàng ở cuối sông , thì nơi nào cũng phải có những vũng nước như vũng nước sau vườn nhà tôi, phải không? Vậy thì chàng và nàng cứ ra sau vườn, mỗi người một vũng, đợi trăng lên cao in bóng xuống nước, thế là mỗi người đã có một vầng trăng riêng mặc sức mà tâm sự. Và điều tuyệt vời nhứt là bây giờ trăng đang ở gần ngay trước mặt. Hai người có thể đặt tay lên và nhờ ánh trăng làm cầu đưa lên gặp nhau trên Cung Quảng.



Thi sĩ Tản Đà của chúng ta trước đây cũng có một câu Lục Bát bất hủ




Ai mang cho khói lên trời

Cho mưa xuống đất, cho người biệt ly.




Làm người thì phải biệt ly, nhưng hội ngộ thì lại tùy duyên. Nếu có duyên, thỉnh thoảng chúng ta sẽ gặp lại nhau ở những khúc rẻ cuộc đời. Còn nếu lỡ vô duyên thì xin hãy gởi tình qua ánh trăng. Tôi đâu cần phải nhắc bạn đợi trời mưa ra sau vườn lựa một vũng nước nào có trăng in bóng, rồi hai ta cùng thả đôi bàn tay lên vầng trăng trên trời để gặp nhau trên đó, có phải không?

Thân tặng các bạn bài thơ sau đây để chấm dứt bài này.




MƯA TRĂNG

Trăng rơi rơi tỏa ngập bờ đê.

Có người quảy gánh cuối đường quê

Nghiêng vai bóng đổ chân đều bước

Sương khuya trắng phủ mái tóc thề




Tôi về từ nghìn dặm sơn khê

Theo trăng dừng bước cạnh bờ đê

Đôi dòng viết vội treo đầu gánh

Gánh trăng cô gánh cả thơ về

ThaiNC

Mùa Hè Cali







Tặng BN


Trời Cali hôm nay sao thật nóng
Như lòng anh mong ngóng chờ em
Tiển em đi lần trước thật ưu phiền
Chừ gặp lại đầy nổi niềm nhung nhớ



Em bên ấy, anh bên này xa cách
Chỉ gặp nhau sau vài tháng cách xa
Mùa hè này em sẽ đến thăm ta
Mang theo cả một hạ hồng tươi đẹp


Đôi ta sẽ cùng nhau vui hò hẹn
Vì hiểu rằng đời sống ngắn ngủi thôi
Ở bên em rực rở đóa hoa tươi
Làm ấm lại tâm hồn anh lạnh giá

Này em hởi, em sẽ là tất cả
Mùa hạ vàng, sóng nhạc của đời anh
Biết bao giờ em là của riêng anh
Để anh khỏi cô đơn và mong đợi


Bài thơ này viết riêng cho em đó
Để chào em, như ngọn gió buổi trưa
Thật tình cờ và nhè nhẹ đong đưa
Ru giấc ngủ người yêu vào hoa mộng


Nguyễn Mạnh Cường