Con Số 5
Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh và Giáo sư Nguyễn Phú Thứ
Source :http://anhduong.net/LinhTinh/Aug06/ConSo5.htm
NMC: Toán học lúc nào cũng khô khan và rất là khó khăn khi đưa vào văn chương. Nhưng dưới bài viết sau đây của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh và giáo sư Nguyễn Phú Thứ chúng ta sẽ thấy sự kỳ diệu của con số 5 và những liên hệ của nó trong cuộc sống.
Phàm người đời thường cho rằng, tất cả hiện hữu có được trên quả đất này từ con người đến thú vật cũng như cây cỏ và vật dụng...đều có số hết cả. Có nhiều con số đáng cho chúng ta suy ngẫm. Riêng đối với con người, khi lọt lòng mẹ sanh ra cũng tính bằng con số, bởi vì, từ khi người mẹ thụ thai đến khi lọt lòng mẹ phải mất một thời gian khoảng 9 tháng 10 ngày, rồi khi ta lớn lên đến khi lìa đời cũng phải mất một thời gian dài hay ngắn, nếu người chết có số tuổi cao xem như chết già tức có số trường thọ, còn trái lại, người đó chết tuổi thấp xem như chết non tức có số chết yểu, hoặc người sanh ra được số sung sướng giàu sang phú quý hay bị số bất hạnh, nghèo khó. Điều đó ta gọi số mệnh. Vì luận đoán số mệnh đưa vào tuổi thọ, tức là thời gian dài hay ngắn, và tiền của nhiều hay ít hoặc phúc trạch là có đông con cái hay không nên người ta phải có những con số để đo lường. Do vậy, con số đó là gì?
Nhận Định chung về con số 5
Nếu chúng ta xét cho kỹ, thì thấy con số đó chỉ là con số chẵn hoặc con số lẻ đã được các nhà khoa học tìm ra cho chúng ta sử dụng sau này, nhưng nó chỉ đóng khung 10 con số căn bản. Đó là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 (bởi vì, số 0 cũng là con số) . Từ đó, chúng ta ghép nối để có những con số lớn hơn. Đây là, năm con số chẵn 0, 2, 4, 6, 8 và năm con số lẻ 1, 3, 5, 7, 9. Viết đến đây, chúng tôi lại nhớ : Căn cứ theo Hà Đồ Tiên Thiên Bát Quái gồm có 10 con số là : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10. Nhưng được phân định như sau :
Năm con số dương = Trời, tức số lẻ như đã dẫn ở trên là : 1, 3, 5, 7, 9. Nếu chúng ta đem cộng tất cả những số này thì có kết quả như sau : 1+3+5+7+9 = 25.
Năm con số âm = Đất, tức số chẵn như đã dẫn ở trên là 2, 4, 6, 8, 10 (vì 1 ghép nối với 0 = 10) . Nếu chúng ta đem cộng tất cả những số này thì có kết quả như sau : 2+4+6+8+10 = 30.
Nếu chúng ta cộng kết quả của số dương và số âm thì có được như sau : 25 + 30 = 55. Con số này gồm chung cả thiên địa rất công bằng, vì mỗi thiên và mỗi địa đều có 5 lại tương đắc, công bằng với nhau, vì : "Thiên số ngũ, Địa số ngũ, ngũ vị tương đắc nhi các hữu hiệp" (Số trời có năm số, số đất có năm số, năm ngôi cùng tương đắc mà điều hạp nhau). Ngoài ra, theo Lão Tử đã viết: "Nhứt sanh nhị, nhị sanh tam, tam sanh vạn vật" và theo Kinh Dịch đã viết :"tam thiên, lưỡng địa" (bởi vì, tiên âm hậu dương) tức Trời 3, Đất 2. Từ đó, người đời thuờng nói : "Trời cao, Đất rộng" hay "Trời tròn, Đất Vuông" là thế đó. Nếu chúng ta cộng Trời 3 là dương với Đất 2 là âm thì nó có số thành là 5 và cộng thêm vạn vật 2, thì trở thành 7 tức con số tối đa của số nguyên tố trong các con số lẻ đầu tiên, kể từ 1, 3, 5, 7 đến 9, bởi vì con số 9 không phải là số nguyên tố, vì nó có thể chia chẵn làm ba lần, với 1, với 3 và với 9.
Hơn nữa, nếu chúng ta để ý lấy số lẻ của 5 số dương là : 1, 3, 5, 7, 9 đem cộng lại như đã thấy ở trên, có kết quả là 25 và rồi lấy số 25 tức 2 với 5 cộng lại thì lại có kết quả : 2 + 5 = 7, thì cũng có kết quả là 7.
Trong bài này chúng tôi đặc biệt viết về con số 5, vì nó là kết hợp của Trời (3) và Đất (2). Từ ngàn xưa theo các kinh điển, người ta đã có những nhóm gồm 5 phân tử như sau :
Ngũ quan gồm có : Tai (nhỉ ), Mắt (mục), Mũi (tị ), Miệng (khẩu ), Lưỡi (thiệt ); Ngũ phước gồm có : Phú (giàu có), Thọ (sống lâu), Khương ninh (sức khỏe), Du háo Đức (đức hạnh), Khảo chung (trọn thân sống); Ngũ Hành gồm có: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; Ngũ cúng gồm có : Hương, Đăng, Trà, Hoa, Quả; Ngũ Thường gồm có : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín; Ngũ giới cấm là 5 điều ngăn cấm của đạo Phật đối với người Phật Tử là: Sát sanh, Đạo tặc, Tà dâm, Uống rượu, Nói dối. (Nếu chúng ta nhìn kỹ và so sánh Ngũ Thường của Nho Giáo và Ngũ Giới của Phật Giáo thì thấy có sự liên hợp giống nhau, bởi vì : Nhân = Không sát sanh; Nghĩa = Không đạo tặc; Lễ = Không tà dâm; Trí = Không uống rượu và Tín = Không nói dối) ; Ngũ Quả gồm có các trái cây như : Mãng cầu, Chùm sung, Dừa tươi, Đu đủ, Xoài v.v.
Ngoài ra, con số 5 là con số kết hợp Trời và Đất, bởi vì tam Thiên, lưỡng Địa và một đặc điểm đáng lưu ý nữa, trong dân gian mình thường tín ngưỡng cứ mỗi tháng có 3 ngày kỵ xuất hành. Đó là, theo câu ca dao :
Mùng năm, mười bốn, hăm ba,
Đi chơi cũng lỗ, lọ là đi buôn.
Nhưng nếu chúng ta bình tâm mà xét theo con số thì có kết quả ba ngày ấy cũng là số 5, bằng chứng là con số 14 tức 1 và 4, nếu đem 1+4 = 5. Con số 23 cũng vậy, tức 2+3 = 5. Do vậy, 3 ngày đó đều có số thành là 5.
Nhiều tổ chức và kiến trúc thời cận đại cũng có căn bản là số 5. Chẳng hạn như :
- Cơ quan đầu não quân sự lớn nhất thế giới được đặt ở Ngũ Giác Đài.
- Nói về quân sự, khi có binh lực thật mạnh, người xưa chia việc chỉ huy ra cho năm quân là: tả quân, hữu quân, tiền quân, hậu quân và trung quân. Dưới thời nhà Nguyễn, chức vụ võ quan cao cấp nhất là Chánh Võ Nhất Phẩm được gọi là "Ngũ Quân Đô Thống".
- Nếu thời xưa là cái gì thuộc dĩ vãng, cổ hủ thì trở lại nói chuyện ngày nay. Tại Hoa Kỳ khi được vinh thăng cấp bậc Thống Chế tột bực trong quân đội như Dwight David Eisenhower (1890-1969) thì được dùng 5 ngôi sao cho cấp hiệu.
Trong vạn vật, con số 5 cũng luôn luôn được hiện hình như theo luật thiên nhiên của tạo hóa.
- Nhiều loài hoa hồng quý giá, hay cả những hoa thường như hoa dâm bụt, khi nở cũng xoè ra năm cánh.
- Ngôi sao bể là một loài thủy tộc cũng có năm nhánh thay vì bốn nhánh hay sáu nhánh.
- Một quả khế cũng có năm khía chìa ra như muốn mời mọc con người tiền sử lần đầu tiên nếm thử mùi vị chua nồng của loại trái cây mới.
- Con người ta lúc đầu tiên tập đếm cũng chỉ tới số 5, vì dùng đầu ngón tay cũng chỉ tới được năm ngón.
- Khi loài người bắt đầu thu nhập những âm hưởng của thiên nhiên, tiếng chim hót thông reo, tiếng gió thoảng bên khe núi và tiếng suối chảy lưng đèo, để đặt ra cung bậc, cũng xếp thành năm cung là : Cung, Thương, Giốc, Trủy và Vũ. Như tả về tài đánh đàn của Kiều, cụ Nguyễn Du đã viết:
"Cung thương lầu bực ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương"
Khi tả đến đoạn nàng Kiều gẩy đàn cho Hồ Tôn Hiến nghe, cụ Nguyễn Du cũng viết là:
"Bắt nàng thị yến dưới màn,
Giở say lại ép cung đàn nhật tâu.
Một cung gió thảm, mây sầu,
Năm cung giỏ máu năm đầu ngón tay"
Ở đây còn nhiều loại khác để chỉ con số 5 không thể kể ra hết được (Độc giả cần tìm hiểu thêm xin tìm đọc quyển thượng từ trang 419 đến trang 423 của tác phẩm Tìm Hiểu Tử Vi Đẩu Số và Địa Lý của Nguyễn Phú Thứ).
Số 5 trong hình học
Trong thiên nhiên, những hình có vẻ đẹp tuyệt vời, thường là những hình được nẩy sinh từ nguyên thủy. Những thí dụ ta nhìn thấy hàng ngày là hình tròn trong mặt phẳng và hình cầu trong không gian. Người tiền sử khi ném một hòn đá xuống mặt hồ sẽ thấy những gợn sóng lan ra như những vòng tròn đồng tâm. Mặt trời, mặt trăng trông cũng có hình tròn, nhưng thật ra là những hình cầu tức là hình tròn trong không gian ba chiều. Ngoài hình tròn ra, trong mặt phẳng, những hình nhiều cạnh đều cũng là những hình đặc biệt. Trước hết ta có hình tam giác đều ba cạnh và hình vuông có bốn cạnh đều nhau. Sau đó đến hình năm cạnh đều và hình sáu cạnh đều. Hình năm cạnh, hay cũng còn gọi là hình năm góc, hay là hình ngũ giác có nhiều tính chất siêu việt hơn là hình sáu cạnh, mà ta cũng còn gọi là hình lục lăng.
Để chứng tỏ tính chất thiên nhiên của hình ngũ giác ta chỉ cần lấy một băng giấy rồi thắt chéo lại thì sẽ có được một hình ngũ giác đều.
Muốn gấp giấy thành một hình lục lăng đều thì phải hoặc là dùng hai băng giấy hay là phải dùng một kiểu gấp cầu kỳ hơn nữa, và điều này chứng tỏ rằng hình ngũ giác thật là một hình thiên nhiên tạo thành. Theo lẽ tự nhiên của số học, ba con số 3, 4 và 5 phải đi liền với nhau. Cũng vì vậy mà mấy ngàn năm trước đây, người ta đã tìm ra hệ thức là "tổng số bình phương của hai số 3 và 4 sẽ cho ta bình phương của số 5" tức là :
Cũng vì sự suy luận sau 3 và 4 phải tới 5 mà Pythagoras đã tìm được định lý rằng : "một tam giác có cạnh tỷ lệ theo những số này phải là một tam giác có góc vuông"
Cách đây ba ngàn năm, người Ai Cập và vào khoảng hơn 500 năm trước công nguyên, nhà toán và triết gia Hy Lạp là Pythagoras đã biết được rằng có ba cố thể mà tất cả các mặt đều có những hình có cạnh đều bằng nhau là hình tháp bốn mặt, hình tám mặt, ở hai cố thể này mỗi mặt đều là những hình tam giác đều bằng nhau và hình thứ ba là hình lập phương có sáu mặt, mỗi mặt đều là những hình vuông bằng nhau. Tới thời triết gia Hy Lạp là Plato vào khoảng 428-348 trước công nguyên thì chứng minh được rằng chỉ có năm cố thể có mặt đều nhau. Hai cố thể sau cùng như trên hình vẽ bên đây là cố thể có 20 mặt, mỗi mặt là những hình tam giác đều bằng nhau và cố thể có 12 mặt, mỗi mặt là những hình ngũ giác đều bằng nhau. Ta nhận thấy không những là chỉ có 5 cố thể hình đều, mà những mặt đều lại chỉ có thể là những hình 3 cạnh, 4 cạnh và 5 cạnh đều mà thôi. Năm hình đã tìm được ra, được gọi là năm cố thể đều của Plato.
Con số Vàng
Ba con số đầu tiên là 1,2 và 3 hay được người Á Đông chú ý đến. Ngoài số 1 là đơn vị, thường cùng để chỉ một ngôi vị chí tôn, người ta hay dùng số 2 để chỉ Đất và số 3 để chỉ Trời. Căn nhà Việt Nam khi xưa thường cất có 3 gian, 2 chái, bao gồm có sân hoa ở giữa. Như thế có nghĩa là thuận hòa được cả Trời và Đất. Về kích thước thành hình chữ nhật, người ta thường dùng khuôn khổ cho khung cửa khi xây cất nhà, hay kích thước lá cờ biểu tượng cho quốc gia, theo tỷ số 3/2, nghĩa là nếu lấy chiều ngang là 2, thì chiều dài phải là 3 đơn vị. Hình chữ nhật mà có cạnh theo tỷ số 3/2 = 1,5 thường được coi như là một hình đẹp mắt.
Sự thực, tỷ số lý tưởng nhất về phương diện mỹ thuật, lại là một số vô tỷ, nghĩa là không bằng tỷ số của hai số nguyên nào. Số này gọi là số vàng, biểu ký bằng mẫu tự Hy Lạp là :
Φ = 1,618033... đã được biết đến và được áp dụng trong sự kiến thiết dinh thự cách đây 25 thế kỷ.
Vào thế kỷ thứ 13, một trong những nhà số học của thời Trung Cổ này là Leonardo da Pisa (1175-1250) và được gọi tên là Fibonacci, theo tiếng Ý có nghĩa là "Con trai của ông Bonacci". Toán học ở thời đại này thì thực ra không tạo được nhiều điều đặc biệt để lưu lại hậu thế, nhưng tình cờ Fibonacci lại tìm ra được một số liệt, tức là một giẫy số, khá trùng hợp với sự cấu trúc của tạo vật như sau : 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144 . . .
Muốn biết số liệt này thì bắt đầu bởi số 0 và số 1, rồi kể từ số hạng thứ ba trở đi, mỗi số hạng lại bằng tổng số của hai số hạng đứng trước. Bạn đọc có thể coi số liệt ở trên để kiểm lại định luật viết số liệt chúng tôi vừa kể.
Liệt số này hay được gặp ở thiên nhiên. Nhiều nhà thảo mộc học đã tìm ra rằng các cây hay nụ hoa nở trên một cành thường nẩy mầm theo số liệt Fibonacci. Muốn dễ hiểu, ta lấy những số Fibonacci 3, 5, 8, 13 thì sẽ thấy là nhiều giống hoa đã chọn những số này là số các cánh hoa. Một thí dụ đặc sắc nhất là sự bố trí các hạt trên mặt hoa hướng dương, hay còn gọi là hoa quỳ (Tournesol)
Những hạt trên mặt hoa được xếp theo những hình xoán ốc rất đặc biệt trong toán học gọi là những hình xoắn ốc Logarit. Như trên hình có những đường xoắn theo chiều kim đồng hồ và những đường xoắn theo chiều ngược lại. Điều kỳ lạ là số đường xoắn thuận và số đường xoắn nghịch không bằng nhau mà lại theo như số liệt Fibonacci. Chẳng hạn hoa nhỏ có 13 đường xoắn theo chiều thuận và 21 đường xoắn theo chiều nghịch. Hoa lớn có thể theo những số (34, 55) và người ta cũng đã tìm được những hoa thật lớn có số vòng thuận và nghịch theo liệt số Fibonacci (89, 144).
Một sự trùng hợp tự nhiên nữa là nếu ta lấy ba số liên tiếp trong số liệt số Fibonacci rồi lấy tích số của hai số đầu và cuối rồi trừ đi bình phương của số ở giữa thì sẽ được +1 hay -1. Tỷ dụ theo số liệt đã viết ở trên, ta thấy :
Điều huyền diệu nhất ở trong số liệt Fibonacci là "nếu gọi Fn là một số hạng trong số liệt thì tỷ số hai số hạng liên tiếp, tức là tỷ số Fn+1 / Fn sẽ dẫn đến một số Phi (Hy Lạp) Φ mà các nhà toán học qua các thời đại đã đồng ý đặt tên là số vàng. Theo số liệt viết ở trên ta tính những số hạng theo hai cột dưới đây :
3/2 = 1.500000 5/3 =1.666667
8/5 = 1.600000 13/8 = 1.625000
21/13 = 1.615385 34/21 = 1.619048
55/34 = 1.617647 89/55 = 1.618182
144/89 = 1.617978 233/144 = 1.618056
Φ = 1.618033989...
Cứ tiếp tục mà tính ta sẽ thấy cột bên trái tỷ số tăng dần và tỷ số bên phải giảm dần để cùng hội tụ lại một số Phi gọi là số vàng. Vậy số vàng ở đâu mà ra, và tại sao lại được trân quý như vậy? Muốn có một ý niệm sơ khai thì chúng ta nhìn hình vẽ của một hình ngũ giác đều trong đó có chứa nhiều hình tam giác cân. Những hình tam giác này được gọi là những tam giác vàng, vì chúng có đặc tính là tỷ lệ của cạnh bên chia cho đáy thì đúng là số vàng. Hơn nữa, tam giác vàng lại có tính chất hoá sinh rất đặc biệt, từ nó nảy ra nhiều tam giác vàng liên tiếp một cách vô tận. Tính chất này và sự liên hệ giữa hình ngũ giác đều và số vàng sẽ được trình bày dưới đây :
Hình Chữ Nhật Vàng
Vì con số vàng chỉ là một số, dù là một số vô tỷ, viết ra thì dài bất tận, nên trong hình học nó chỉ dùng để biểu thị một tỷ số. Tỷ số này là một mỹ số nên hay được thấy trong hội họa và kiến trúc. Một thí dụ đặc biệt là điện Parthenon ở Hy Lạp, được kiến trúc 5 thế kỷ trước công nguyên, diện tiền được lọt vào đúng khuôn khổ một hình chữ nhật mà tỷ số chiều dài chia cho chiều cao lại đúng bằng số vàng Φ = 1,618... .Những hình chữ nhật theo tỷ số này được gọi là hình chữ nhật vàng.
Một thí dụ khác là những thẻ tín dụng bằng plastic rất phổ thông ở thời đại này cũng có hình thể gần giống như hình chữ nhật vàng. Nhiều nhà tâm lý học đã làm những cuộc thử nghiệm và thấy rằng hình chữ nhật có cạnh theo tỷ số vàng là một hình được ưa chuộng nhất. Cũng vì thế mà những hoạ sĩ khi lựa chọn kích thước cho những thẻ tín dụng đã chọn tỷ lệ vào khoảng 1,59, nghĩa là cũng gần bằng tỷ số vàng.
Ta có thể định nghĩa số vàng biểu thị bằng ký hiệu Φ như là một số mà khi trừ đi 1 rồi lấy số nghịch đảo ta lại được số Φ. Viết thành phương trình, ta có :
Φ = 1/ ( Φ - 1)
Khai triển ra, ta được :
Đây là một phương trình đại số bậc hai, và khi giải ra để lấy đáp số có trị số dương ta có ngay :
Φ = (1/2)(1 +SQRT(5)) = 1,618033989 ...
Ta thấy ngay là số Φ được tính từ căn hai của số 5 mà ra. Từ trị số nói trên của số vàng, ta suy ra phép về hình chữ nhật vàng như sau : Lấy AB là cạnh có độ dài là một đơn vị, AB = 1, và sau đó kiến trúc hình vuông ABEF. Lấy O là trung điểm của AB. Theo định lý Pythagoras, đoạn OE sẽ có độ dài là OE = OC = /2 . Nếu như thế thì khi vẽ chon trọn hình chữ nhật ACDF thì hình này có chiều dài là AC = Φ, và chiều ngang là AF = 1. Tỷ số hai chiều là số Φ, và hình chữ nhật là hình chữ nhật vàng.
Hình chữ nhật vàng, hay còn gọi tắt là hình kim nhật, có một tính chất hóa sinh rất đặc biệt. Theo như hình vẽ nếu từ hình chữ nhật lớn, ta bỏ đi hình vuông ABEF, thì còn lại hình chữ nhật nhỏ BCDE. Hình này có cạnh dài là BE = 1. Trong khi ấy thì cạnh ngắn là BC = Φ - 1 . Tỷ số hai cạnh của hình chữ nhật này sẽ là 1/( Φ -1) và theo định nghĩa của số vàng thì tỷ số này cũng là số Φ. Vậy thì hình chữ nhật nhỏ này cũng là hình kim nhật. Muốn nhìn thấy sự hóa sinh diệu kỳ này ta bắt đầu từ một hình kim nhật lớn ở ngoải cùng. Mỗi lần cắt bớt đi một hình vuông lại có hình kim nhật nhỏ hơn. Nếu ở mỗi hình vuông, dùng compa để vẽ những phần tư vòng tròn liên tiếp nhau thì sẽ được một hình xoắn ốc, gọi là hình xoắn ốc Logarit. Trong tất cả những hình được gọi chung là hình xoắn ốc, thì hình xoắn ốc Logarit có đặc tính là dù ở gần tâm điểm hay vòng ra ngoài xa, hình dạng vẩn giữ nguyên. Tâm điểm này là điểm O, là điểm gặp nhau của những đường chéo góc của các hình kim nhật. Trên đường xoắn ốc Logarit, nếu ta lấy một điểm M bất kỳ nào và vẽ bán kính OM và tiếp tuyến MT với đường xoắn ốc, thì góc α (alpha) giữa OM và MT lúc nào cũng giử nguyên một trị số.
Hình Tam Giác Vàng
Nay ta trở lại với hình ngũ giác đều theo như hình vẽ ở dưới đây. Nếu vẽ những đường chéo nối những đỉnh của hình ngũ giác đều thì ta sẽ được một ngôi sao năm cánh đều. Những đường chéo hợp với những cạnh của hình ngũ giác thành những tam giác cân, có góc ở đỉnh là 36o và hai góc bằng nhau ở đáy mỗi góc là 72o, tức là bằng hai lần góc ở đỉnh. Ở phía trong hình ngôi sao lại hiện ra một hình ngũ giác đều và hình này lại sinh ra một hình ngôi sao 5 cánh đều thứ hai và cứ thế tiếp tục đi vô tận.
Trước công nguyên năm thế kỷ, trường phái Pythagoras đã biết được rằng tỷ số giữa các cạnh của ngôi sao năm cánh và cạnh của hình ngũ giác là số vàng. Đồng thời họ đã biết dùng thước kẻ thẳng và compa để chia tỷ số vàng, nghĩa là họ biết cách để vẽ hình ngũ giác đều, nhưng lại giữ kín không cho người ngoài được biết. Tất cả những tam giác cân mà ta đã vẽ lồng trong hình ngũ giác đều là những tam giác mà tỷ số cạnh bên chia cho đáy là tỷ số vàng. Ta gọi những tam giác này là tam giác vàng hay là kim tam giác. Tam giác này cũng có tính chất hóa sinh, vì nếu góc ở đáy bằng hai lần góc ở đỉnh, thì khi ta vẽ đường phân giác ở đáy ta lại tạo ra một kim tam giác có góc ở đỉnh bằng 36o và hai góc đều nhau ở chân mỗi góc bằng 72o. Ta cũng nhận thấy nếu góc ở đỉnh của một hình lục lăng đều là 120o thì góc ở đỉnh của một hình ngũ giác đều là 108o. Trong văn học Trung Hoa những con số 36, 72 và 108 là những con số được ưa chuộng như là những con số tự nhiên đã có sẵn trong trời đất. Người lớn coi những con số đó như là những số ưu việt, nghĩa là nếu được thêm vào thì coi như là thừa và nếu bớt đi thì lại thấy thiếu sót. Cũng như vậy trong sách Nam sử có câu :
"Tam thập lục kế tẩu vi thượng sách"
nghĩa là trong ba mươi sáu phương sách thì chạy đi là hơn cả. Cụ Nguyễn Du cũng dùng câu này để tả lời nói của Sở Khanh khi rủ Kiều đi trốn :
"Thừa cơ lẩn bước ra đi,
Ba mươi sáu chước, chước gì là hơn ?"
Trong những truyện kiếm hiệp, nhà văn Kim Dung cũng nói là phái Thiếu Lâm có tất cả bảy mươi hai tuyệt kỹ, tức là coi con số này như là một số viên mãn. Trong truyện Thủy Hử cũng chỉ nói tới 108 vị anh hùng trên Lương Sơn Bạc, chứ không thêm vào nữa cho trọn số 120 vị hảo hán.
Ta cũng có thể bắt đầu từ một tam giác vàng lớn và dùng tính chất hóa sinh để tạo ra nhiều tam giác vàng khác. Như trên hình vẽ, nếu ta vẽ đường phân giác của một góc ở đáy, ta sẽ tạo ra một tam giác vàng nhỏ vì có góc ở đỉnh là 36o, và một góc ở đáy đã là 72o, thì góc thứ ba cũng sẽ là 72o và tam giác là tam giác vàng. Nếu dùng những tam giác được cắt bỏ đi mà vẽ những vòng cung như ở trên hình và nối tiếp những vòng cung lại với nhau thì ta lại kiến tạo được một hình xoắn ốc Logarit.
Mong rang hai vi giao su se viet them nhieu bai nua ve Toan cho moi nguoi duoc thuong thuc.
ReplyDeleteAi là người tìm ra công thức Taylor – Maclaurin?
ReplyDeleteTrong chương trình Giải tích 1, chúng ta đã biết cách xấp xỉ một hàm bất kỳ thành một đa thức bậc n trong lân cận của điểm x0. Và công thức đó được gọi là công thức khai triển Taylor – Maclaurin. Thế nhưng, có phải Taylor và Maclaurin là hai nhà Toán học đầu tiên đã tìm ra được công thức khai triển trên hay không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm một vài thông tin thú vị trong lịch sử ra đời và hình thành công thức khai triển này. Theo tư liệu trong giáo trình “Calculus and Analytic Geomery” của 2 tác giả Geogre B. Thomas, Jr. – Học viện kỹ thuật Massachusettsvà Ross L. Finney – Trường U.S Naval Postgraduate thì nhà Toán học Brook Taylor (1685 – 1731) không phải là người đầu tiên phát hiện ra công thức Taylor, cũng như công thức khai triển Maclaurin không phải được xây dựng đầu tiên bởi nhà Toán học Colin Maclaurin (1698 – 1746) mà các công thức này đã được xây dựng từ khi Taylor còn là một cậu bé, còn Maclaurin thậm chí còn chưa ra đời. Vì sao lại có chuyện lạ này?Và ai là người đầu tiên đã làm việc với công thức khai triển trên.
Nhà Toán học James Gregory đã xây dựng một công thức giống dạng công thức khai triển Taylor – Maclaurin khi Taylor mới chập chững bước đi, và ông đã xây dựng công thức khai triển Maclaurin cho các hàm tgx, 1/cosx , arctgx vào năm 1688 – 10 năm trước khi Maclaurin khóc tiếng khóc chào đời. Và cũng cùng thời điểm trên, nhà Toán học Nicolaus Macartor cũng đã tìm ra dạng khai triển Maclaurin cho hàm số ln(1+x). Nhưng các công trình của hai nhà toán học trên chỉ được lưu giữ như những tài liệu cá nhân mà không được công bố rộng rãi.
Chính vì thế, Taylor đã không hề hay biết đến công trình của Gregory khi ông xuất bản quyển sách có tựa đề “Methodus incrementorum directa et inversa“ vào năm 1715 , trong đó có chứa công thức mà ngày nay chúng ta gọi là công thức khai triển Taylor (hay chuỗi Taylor). Sau đó, Maclaurin đã trích dẫn công trình của ông Taylor trong một quyển sách về giải tích vào năm 1742, trong đó ông xây dựng thành công các công thức khai triển tại lân cận điểm x0 = 0 . Quyển sách đã đại chúng hóa công thức khai triển của hàm số và nó trở nên rất phổ biến, đến mức dù Maclaurin không phải là người đầu tiên tìm ra nó, nhưng công thức khai triển Taylor tại lân cận x0 = 0 đã được biết đến như là công thức Maclaurin.
Nhưng lịch sử chưa dừng lại tại đó. Maclaurin – nhà Toán học lỗi lạc – lại chính là người đầu tiên tìm ra thuật toán để giải hệ phương trình tuyến tính, mà ngày nay, thuật toán đó được chúng ta gọi tên là quy tắc Cramer.
Dịch từ: Calculus – Thomas / Finney
Bảng chữ cái nói về cuộc đời , một cuộc sống tươi đẹp và tích cực .
ReplyDeleteDropbox này mình dùng để lưu trữ những thông tin bổ ích và cần thiết cho việc học tập và giảng dạy .
Các bạn download slideshow theo địa chỉ dưới đây nhé .
http://dl.dropbox.com/u/37161638/Bang%20chu%20cai%20va%20cuoc%20doi.pps
Thân ái ,
Trần Hồng Cơ
25/09/2011
http://dl.dropbox.com/u/37161638/q7tq8hjf.jpg
ReplyDeleteTrung Quốc sẽ không thể lợi dụng tạp chí khoa học tuyên truyền đường lưỡi bò'
ReplyDeleteCập nhật lúc :10:06 AM, 03/10/2011
Tạp chí Khoa Học (Science Journal) số ra ngày 30/9 thông báo từ nay sẽ không đăng bài viết nào có “đường lưỡi bò” mà người viết đưa vào nữa sau khi nhận được những ý kiến phản đối của các học giả Việt Nam.
Phần “Ghi chú của ban biên tập” được đăng tải trên tạp chí Science liên quan tới bản đồ có đường lưỡi bò sai trái của nhà khoa học Trung Quốc.Ảnh do TS Lê Văn Út cung cấp.
Từ Phần Lan, TS Lê Văn Út, hiện đang giảng dạy tại khoa toán ĐH Oulu, email cho Tuổi Trẻ biết sau khi nhận được sự phản đối quyết liệt của các học giả Việt Nam về “đường lưỡi bò” phi pháp mà tác giả Trung Quốc sử dụng trong bài viết Lịch sử dân số Trung Quốc và những thách thức trong tương lai (China’s demographic history and future challenges) ngày 29/7/2011, có trích dẫn tại [X. Peng, Science 333, 581 (2011)], tạp chí Science đăng tải ý kiến của mình trên mục Ghi chú của ban biên tập. Nội dung như sau:
( Tiếp theo )
ReplyDeleteTrung Quốc mất cơ hội lợi dụng khoa học
“Bài viết Lịch sử dân số Trung Quốc và những thách thức trong tương lai trong số ra ngày 29/7, hình ảnh 1, phần Dân số có bản đồ của Nam Hải (biển Đông). Chúng tôi được biết một số độc giả diễn giải việc đăng tải bản đồ này là một tuyên bố của Science về đường biên giới lãnh hải được vẽ trên hình. Điều này là không đúng.
Quan điểm của Science, được ghi trên đầu trang của mỗi ấn bản, nêu rõ: “Tất cả các bài viết được đăng tải trên Science - kể cả bình luận, tin tức, xã luận, điểm sách - được ký tên và thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải là quan điểm chính thức của Hiệp hội Khoa học tiên tiến của Mỹ (AAAS) hay của các cơ quan nghiên cứu của các tác giả liên quan. Science không đưa ra quan điểm liên quan đến đòi hỏi về quyền tài phán tại khu vực lãnh hải trong bản đồ. Chúng tôi đang kiểm tra lại quy trình nhận đăng các bài báo liên quan đến bản đồ để bảo đảm trong tương lai tạp chí Science không tỏ ra ủng hộ hay có quan điểm trong các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ/tài phán”.
Đường link phần ghi chú này có thể tìm thấy tại http://utvle.files.wordpress.com/2011/10/science-2011-1824.pdf.
TS Út nhận định: “Như vậy sắp tới Trung Quốc sẽ không thể lợi dụng các tạp chí khoa học để tuyên truyền với quốc tế về đường lưỡi bò phi pháp, vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam nữa. Bởi lẽ khi một tạp chí hàng đầu như Science tuyên bố một cách khoa học và đúng đắn như thế thì các tạp chí khác cũng khó lòng mà làm khác (tức phản khoa học)”.
“Một trả lời không thỏa đáng”
Tuy nhiên, từ Australia, GS.TS Nguyễn Văn Tuấn thuộc Viện Garvan cũng cho Tuổi Trẻ biết ông và nhiều đồng nghiệp khác trong và ngoài Việt Nam thông tin cho tạp chí Science về việc làm sai trái của nhà khoa học Trung Quốc. Nhưng sau khi nhận được những ý kiến phản đối này, việc tạp chí Science thông tin lại với độc giả như vậy “là một cách trả lời không thỏa đáng”.
Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi nêu vấn đề khoa học, sai sót của bài báo, chứ không hỏi quan điểm của tạp chí Science là ủng hộ hay không ủng hộ đối với quan điểm của các bên về vấn đề trên biển Đông. Chúng tôi chỉ ra đây là một bản đồ vi phạm khoa học, không được tổ chức nào công nhận. Do đó, nếu một tạp chí khoa học đăng tải vấn đề như vậy là vi phạm đạo đức khoa học”.
Ông Tuấn cho rằng việc quan trọng tiếp theo là các nhà khoa học cần ngăn chặn những hiện tượng xuất bản sai trái tương tự trên các ấn phẩm quốc tế.
Trước đó, tháng 6/2011, tạp chí khoa học quốc tế Quản lý chất thải (Journal of Waste Management) tỏ ra sòng phẳng với độc giả hơn khi thông báo đính chính về việc đăng tải bài viết có kèm hình bản đồ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông.
Đích thân tổng biên tập, GS.TS Raffaello Cossu, khoa công nghệ môi trường ĐH Padova (Italy), thừa nhận sai sót của tạp chí sau khi các nhà khoa học Việt Nam cùng lên tiếng phản đối tấm bản đồ có đường lưỡi bò minh họa cho bài viết Thu gom phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn: một phân tích so sánh của các tác giả Trung Quốc trong số ra ngày 19/4/2011.
GS.TS Nguyễn Đăng Hưng: Nên lập Hội Khoa học địa lý môi trường
Các nhà khoa học Việt Nam, nhất là các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực địa lý, tài nguyên môi trường, cần tăng cường báo cáo khoa học liên quan đến biển Đông và trình bày một cách trung thực và chính xác bản đồ Việt Nam, bản đồ hải đảo, thềm lục địa của Việt Nam, nhất là những vùng mà luật pháp quốc tế cho phép là vùng trời, vùng biển của đất nước chúng ta. Đây là việc làm hữu hiệu nhất, không cần can thiệp chính trị, chỉ cần tính khách quan, trung thực của nhà khoa học.
Ngoài ra, các nhà khoa học Việt Nam nên nhanh chóng thành lập Hội Khoa học địa lý môi trường để có dịp lên tiếng với quốc tế khi có yêu cầu. Chính phủ nên hỗ trợ kinh phí cho các nhà khoa học tăng cường nghiên cứu về biển Đông.
Theo Tuổi trẻ
YOU'VE GOT TO FIND WHAT YOU LOVE .
ReplyDeleteNHỚ LẠI MỘT NHÂN CÁCH
< This is a prepared text of the Commencement address delivered by Steve Jobs, CEO of Apple Computer and of Pixar Animation Studios, on June 12, 2005. >
I am honored to be with you today at your commencement from one of the finest universities in the world. I never graduated from college. Truth be told, this is the closest I’ve ever gotten to a college graduation. Today I want to tell you three stories from my life. That’s it. No big deal. Just three stories.
The first story is about connecting the dots.
I dropped out of Reed College after the first 6 months, but then stayed around as a drop-in for another 18 months or so before I really quit. So why did I drop out?
It started before I was born. My biological mother was a young, unwed college graduate student, and she decided to put me up for adoption. She felt very strongly that I should be adopted by college graduates, so everything was all set for me to be adopted at birth by a lawyer and his wife. Except that when I popped out they decided at the last minute that they really wanted a girl. So my parents, who were on a waiting list, got a call in the middle of the night asking: “We have an unexpected baby boy; do you want him?” They said: “Of course.” My biological mother later found out that my mother had never graduated from college and that my father had never graduated from high school. She refused to sign the final adoption papers. She only relented a few months later when my parents promised that I would someday go to college.
And 17 years later I did go to college. But I naively chose a college that was almost as expensive as Stanford, and all of my working-class parents’ savings were being spent on my college tuition. After six months, I couldn’t see the value in it. I had no idea what I wanted to do with my life and no idea how college was going to help me figure it out. And here I was spending all of the money my parents had saved their entire life. So I decided to drop out and trust that it would all work out OK. It was pretty scary at the time, but looking back it was one of the best decisions I ever made. The minute I dropped out I could stop taking the required classes that didn’t interest me, and begin dropping in on the ones that looked interesting.
It wasn’t all romantic. I didn’t have a dorm room, so I slept on the floor in friends’ rooms, I returned coke bottles for the 5¢ deposits to buy food with, and I would walk the 7 miles across town every Sunday night to get one good meal a week at the Hare Krishna temple. I loved it. And much of what I stumbled into by following my curiosity and intuition turned out to be priceless later on. Let me give you one example:
Reed College at that time offered perhaps the best calligraphy instruction in the country. Throughout the campus every poster, every label on every drawer, was beautifully hand calligraphed. Because I had dropped out and didn’t have to take the normal classes, I decided to take a calligraphy class to learn how to do this. I learned about serif and san serif typefaces, about varying the amount of space between different letter combinations, about what makes great typography great. It was beautiful, historical, artistically subtle in a way that science can’t capture, and I found it fascinating.
< continued >
ReplyDeleteNone of this had even a hope of any practical application in my life. But ten years later, when we were designing the first Macintosh computer, it all came back to me. And we designed it all into the Mac. It was the first computer with beautiful typography. If I had never dropped in on that single course in college, the Mac would have never had multiple typefaces or proportionally spaced fonts. And since Windows just copied the Mac, it’s likely that no personal computer would have them. If I had never dropped out, I would have never dropped in on this calligraphy class, and personal computers might not have the wonderful typography that they do. Of course it was impossible to connect the dots looking forward when I was in college. But it was very, very clear looking backwards ten years later.
Again, you can’t connect the dots looking forward; you can only connect them looking backwards. So you have to trust that the dots will somehow connect in your future. You have to trust in something — your gut, destiny, life, karma, whatever. This approach has never let me down, and it has made all the difference in my life.
My second story is about love and loss.
I was lucky — I found what I loved to do early in life. Woz and I started Apple in my parents garage when I was 20. We worked hard, and in 10 years Apple had grown from just the two of us in a garage into a $2 billion company with over 4000 employees. We had just released our finest creation — the Macintosh — a year earlier, and I had just turned 30. And then I got fired. How can you get fired from a company you started? Well, as Apple grew we hired someone who I thought was very talented to run the company with me, and for the first year or so things went well. But then our visions of the future began to diverge and eventually we had a falling out. When we did, our Board of Directors sided with him. So at 30 I was out. And very publicly out. What had been the focus of my entire adult life was gone, and it was devastating.
I really didn’t know what to do for a few months. I felt that I had let the previous generation of entrepreneurs down – that I had dropped the baton as it was being passed to me. I met with David Packard and Bob Noyce and tried to apologize for screwing up so badly. I was a very public failure, and I even thought about running away from the valley. But something slowly began to dawn on me — I still loved what I did. The turn of events at Apple had not changed that one bit. I had been rejected, but I was still in love. And so I decided to start over.
I didn’t see it then, but it turned out that getting fired from Apple was the best thing that could have ever happened to me. The heaviness of being successful was replaced by the lightness of being a beginner again, less sure about everything. It freed me to enter one of the most creative periods of my life.
During the next five years, I started a company named NeXT, another company named Pixar, and fell in love with an amazing woman who would become my wife. Pixar went on to create the worlds first computer animated feature film, Toy Story, and is now the most successful animation studio in the world. In a remarkable turn of events, Apple bought NeXT, I returned to Apple, and the technology we developed at NeXT is at the heart of Apple’s current renaissance. And Laurene and I have a wonderful family together.
I’m pretty sure none of this would have happened if I hadn’t been fired from Apple. It was awful tasting medicine, but I guess the patient needed it. Sometimes life hits you in the head with a brick. Don’t lose faith. I’m convinced that the only thing that kept me going was that I loved what I did. You’ve got to find what you love. And that is as true for your work as it is for your lovers. Your work is going to fill a large part of your life, and the only way to be truly satisfied is to do what you believe is great work. And the only way to do great work is to love what you do. If you haven’t found it yet, keep looking. Don’t settle. As with all matters of the heart, you’ll know when you find it. And, like any great relationship, it just gets better and better as the years roll on. So keep looking until you find it. Don’t settle.
ReplyDeleteMy third story is about death.
When I was 17, I read a quote that went something like: “If you live each day as if it was your last, someday you’ll most certainly be right.” It made an impression on me, and since then, for the past 33 years, I have looked in the mirror every morning and asked myself: “If today were the last day of my life, would I want to do what I am about to do today?” And whenever the answer has been “No” for too many days in a row, I know I need to change something.
Remembering that I’ll be dead soon is the most important tool I’ve ever encountered to help me make the big choices in life. Because almost everything — all external expectations, all pride, all fear of embarrassment or failure – these things just fall away in the face of death, leaving only what is truly important. Remembering that you are going to die is the best way I know to avoid the trap of thinking you have something to lose. You are already naked. There is no reason not to follow your heart.
About a year ago I was diagnosed with cancer. I had a scan at 7:30 in the morning, and it clearly showed a tumor on my pancreas. I didn’t even know what a pancreas was. The doctors told me this was almost certainly a type of cancer that is incurable, and that I should expect to live no longer than three to six months. My doctor advised me to go home and get my affairs in order, which is doctor’s code for prepare to die. It means to try to tell your kids everything you thought you’d have the next 10 years to tell them in just a few months. It means to make sure everything is buttoned up so that it will be as easy as possible for your family. It means to say your goodbyes.
I lived with that diagnosis all day. Later that evening I had a biopsy, where they stuck an endoscope down my throat, through my stomach and into my intestines, put a needle into my pancreas and got a few cells from the tumor. I was sedated, but my wife, who was there, told me that when they viewed the cells under a microscope the doctors started crying because it turned out to be a very rare form of pancreatic cancer that is curable with surgery. I had the surgery and I’m fine now.
This was the closest I’ve been to facing death, and I hope it’s the closest I get for a few more decades. Having lived through it, I can now say this to you with a bit more certainty than when death was a useful but purely intellectual concept:
ReplyDeleteNo one wants to die. Even people who want to go to heaven don’t want to die to get there. And yet death is the destination we all share. No one has ever escaped it. And that is as it should be, because Death is very likely the single best invention of Life. It is Life’s change agent. It clears out the old to make way for the new. Right now the new is you, but someday not too long from now, you will gradually become the old and be cleared away. Sorry to be so dramatic, but it is quite true.
Your time is limited, so don’t waste it living someone else’s life. Don’t be trapped by dogma — which is living with the results of other people’s thinking. Don’t let the noise of others’ opinions drown out your own inner voice. And most important, have the courage to follow your heart and intuition. They somehow already know what you truly want to become. Everything else is secondary.
When I was young, there was an amazing publication called The Whole Earth Catalog, which was one of the bibles of my generation. It was created by a fellow named Stewart Brand not far from here in Menlo Park, and he brought it to life with his poetic touch. This was in the late 1960′s, before personal computers and desktop publishing, so it was all made with typewriters, scissors, and polaroid cameras. It was sort of like Google in paperback form, 35 years before Google came along: it was idealistic, and overflowing with neat tools and great notions.
Stewart and his team put out several issues of The Whole Earth Catalog, and then when it had run its course, they put out a final issue. It was the mid-1970s, and I was your age. On the back cover of their final issue was a photograph of an early morning country road, the kind you might find yourself hitchhiking on if you were so adventurous. Beneath it were the words: “Stay Hungry. Stay Foolish.” It was their farewell message as they signed off. Stay Hungry. Stay Foolish. And I have always wished that for myself. And now, as you graduate to begin anew, I wish that for you.
Stay Hungry. Stay Foolish.
Thank you all very much.
“Your time is limited, so don’t waste it living someone else’s life,” Jobs said.
Click to view on YouTube
ReplyDeletehttp://www.youtube.com/watch?v=D1R-jKKp3NA&feature=player_embedded
Nghịch lý và tư duy mới trong toán học hiện đại .
ReplyDeleteBài viết này sẽ trình bày những luận điểm mới về tư duy toán học xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện hóa toán học vốn là một bộ môn khoa học cơ bản có lịch sử gắn liền với nền văn minh nhân loại , có liên quan đến các phát kiến quan trọng và ảnh hưởng đến tiến trình nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác . Tác giả sẽ cố gắng dùng những ví dụ đơn giản dễ hiểu để minh họa những khái niệm luận lý phức tạp , hy vọng rằng người đọc sẽ tìm thấy được nhiều điều bổ ích qua các bài viết này đồng thời cũng rất mong nhận được nhiều ý kiến xây dựng đóng góp .
1. Những câu chuyện vui về nghịch lý .
(i) Nhân vật đầu tiên mà chúng ta gặp là Epimenides . Theo cổ sử Hy lạp ông được xưng tụng là á thần , sinh vào khoảng 600 trước Công nguyên . Tương truyền trong khi ông đang chăn bầy cừu cho cha mình trên núi thì được thần Zeus dắt vào một hang động kỳ bí xứ Crete và ở đó ông đã chìm vào giấc ngủ dài đến 57 năm. Khi Epimenides thức dậy thì ông chịu sự khải thị của thần linh và từ đó trở thành nhà tiên tri . Epimenides qua đời tại Crete lúc tuổi đã cao, theo đồng hương của ông, những người sau đó tôn vinh ông như một vị thần, ông sống gần 300 năm. Theo một câu chuyện khác, ông bị bắt làm tù binh trong một cuộc chiến tranh giữa người Sparta và Cnossians, và chịu chết bởi vì ông đã từ chối nói những lời tiên tri có lợi cho họ. Pausanias đã kể lại rằng khi Epimenides chết, da của ông đã được tìm thấy với nhiều hình xăm bằng các ký tự và văn bản. Điều này thật kỳ lạ, bởi vì người Hy Lạp thường chỉ hay xăm mình cho các nô lệ của họ chứ không tự xăm mình bao giờ . Một số học giả hiện đại đã nhìn thấy điều này là bằng chứng rằng Epimenides là người kế thừa các tôn giáo Shaman thuộc khu vực Trung Á, bởi vì xăm mình thường gắn liền với tôn giáo nguyên khởi Shaman. Da của Epimenides được bảo quản tại các tòa án của các ephores ở Sparta, được xem như một thánh vật đem lại những điều tốt lành và may mắn. Epimenides cũng được cho là cùng với Melampus, Onomacritus là một trong những người sáng lập ra trường phái Orphism.
Nghịch lý Epimenides .
Có một điều không rõ ràng khi Epimenides trở nên gắn liền với nghịch lý Epimenides, được xem là một biến thể của nghịch lý về kẻ nói dối. Có lẽ Epimenides bản thân mình không có ý định mỉa mai hay nghịch lý trong tuyên bố của ông " Người Crete luôn luôn nói dối." Trong thời Trung cổ, nhiều hình thức về nghịch lý kẻ nói dối đã được nghiên cứu dưới của tiêu đề insolubilia ( bất khả tri ) , nhưng chúng không liên quan gì đến Epimenides. Có thể xem nghịch lý Epimenides là một vấn đề trong logic. Nó được đặt tên sau khi Epimenides nhà triết học người dân đảo Crete , đã không đưa ra kết quả nhất quán của vấn đề : " Epimenides là một người dân đảo Crete đã thực hiện một tuyên bố bất hủ : "Tất cả dân Crete đều là kẻ nói dối" " .
Để thấy rõ mâu thuẫn của lời tuyên bố trên chúng ta sẽ xem xét các bước lôgic sau :
1. Epimenides phát biểu : Tất cả dân Crete đều nói dối .
2. Epimenides là dân Crete .
3. Vậy Epimenides cũng là kẻ nói dối .
Diễn dịch tam đoạn luận Socrates trên đây sẽ cho chúng ta một kết luận hiển nhiên là mệnh đề 1 sẽ có giá trị không đúng ; vì khi Epimenides là kẻ nói dối thì câu 1 cũng sẽ là câu nói dối , như vậy " Tất cả dân Crete phải là dân nói thật " . Trong quy luật diễn dịch này chúng ta thấy 3 kết quả đúng của 3 mệnh đề lại dẫn đến 1 kết quả có một giá trị sai hoàn toàn . Nhưng vấn đề vẫn chưa dừng ở đó nếu chúng ta lại tiếp tục các bước lập luận sau :
4. Nếu tất cả dân Crete đều nói thật .
5. Epimenides là dân Crete .
6. Vậy Epimenides là người nói thật .
Do đó mệnh đề 1 mà ông đã phát biểu là 1 câu nói thật vì thế " Tất cả dân Crete đều nói dối " lại có giá trị đúng . Một mệnh đề vừa có giá trị đúng vừa có giá trị sai được xem là nghịch lý về mặt lôgic hay có thể xem như là tự mâu thuẫn .
Trần hồng Cơ
ngày 10 tháng 2 năm 2012 .
trang toán học bây giờ hơi chật chội , không post được com và reply.
ReplyDeleteNghịch lý và tư duy mới trong toán học hiện đại .
ReplyDelete(ii) Nhân vật thứ hai mà chúng ta nhắc đến là Zenon .
Zeno Elea (/ zi ː noʊ əv ɛliə /; Hy Lạp: Ζήνων ὁ Ἐλεάτης; ca 490 TCN - ca 430 BC) còn được gọi Zenon - là một triết gia Hy Lạp thời kỳ tiền-Socrates ở miền nam nước Ý ông là thành viên của Trường Eleatic do Parmenides sáng lập . Aristotle gọi Zeno là nhà phát minh của phép biện chứng. Ông được biết đến với việc đưa ra một nghịch lý có tên gọi là Nghịch lý Zenon , Bertrand Russell cũng đã mô tả ông như một nhân vật "vô cùng tinh tế và sâu sắc " .
Chúng ta có rất ít thông tin về cuộc sống của Zeno. Mặc dù được viết gần một thế kỷ sau cái chết của Zeno, nguồn tư liệu chính của các tiểu sử về Zeno là trong các cuộc đàm luận của Plato được gọi là Parmenides. Trong cuộc đối thoại, Plato mô tả một chuyến thăm Athens của Zeno và Parmenides, khi đó Parmenides là "khoảng 65", Zeno là "gần 40" (Parmenides 127b) và Socrates là "một người đàn ông rất trẻ" (Parmenides 127c). ). Các chi tiết khác có lẽ ít đáng tin cậy về cuộc sống của Zeno được Diogenes Laërtius viết trong tác phẩm " Cuộc sống và Ý kiến của các triết gia hệ phái Eminent " , cho rằng Zeno là con trai của Teleutagoras, nhưng là con trai nuôi của Parmenides, ông là một người "có tay nghề cao để tranh luận về cả hai khía cạnh của bất kỳ một câu hỏi nào , và đồng thời cũng là nhà phê bình phổ quát nhất " . Theo Plutarch, Zeno đã có mưu định ám sát bạo chúa Demylus, nhưng bất thành và bị xử tử .
Nghịch lý Zenon .
Những nghịch lý Zeno đã gây biết bao bối rối, đưa ra nhiều thách thức, tạo ra ảnh hưởng lớn nhưng cũng truyền cảm hứng cho những triết gia, nhà toán học, vật lý học niềm thích thú suốt hơn hai thiên niên kỷ. Những nghịch lý nổi tiếng nhất của Zeno là các "lập luận chống lại chuyển động" được Aristotle mô tả trong cuốn sách " Vật lý " của ông , một trong số đó chúng ta sẽ xét đến sau đây .
Archilles và con rùa Zenon .
Trong thần thoại Hy Lạp, Achilles (Hy Lạp cổ đại: Ἀχιλλεύς, Akhilleus, phát âm là [ak ʰ illěu̯s) là một anh hùng Hy Lạp của cuộc chiến thành Troy, là một trong những nhân vật trung tâm và các chiến binh vĩ đại nhất trong sử thi Iliad của Homer. Sau đó rất nhiều truyền thuyết ( bắt đầu với một bài thơ của Statius vào thế kỷ 1 sau CN ) cho rằng Achilles là bất khả xâm phạm trong cơ thể của mình ngoại trừ gót chân . Khi ông qua đời vì một vết thương nhỏ trên gót chân, thành ngữ " gót chân Achilles " có ý nghĩa là điểm yếu chính của một người. Bài toán về cuộc đua giữa Archilles và con rùa được Zenon mô tả như sau :
Archilles và con rùa đứng cách nhau 10 m . Giả sử rằng khi Archilles chạy được 10m thì con rùa bò được một đoạn đường bằng 1/10 đoạn đường của Archilles nghĩa là 1m . Khi Archilles chạy được 1m thì con rùa bò được 1/10 nghĩa là 1dm . Cứ như vậy khi Archilles chạy được 1dm thì con rùa lại bò được 1cm ... điều đó dẫn đến kết luận rằng chẳng bao giờ Archilles có thể bắt kịp được con rùa . Đây là 1 điều vô lý về thực tế nhưng lại hợp lý về phương diện toán học vì phép chia cho 10 không bao giờ kết thúc .
Quá trình giải quyết nghịch lý Zenon đã dẫn đến sự phát triển các phép toán về cấp số , dãy số và một ý tưởng hết sức quan trọng là giới hạn trong giải tích học . Chúng ta sẽ tự hỏi khái niệm giới hạn xuất hiện trong toán học có ý nghĩa như thế nào ? Câu trả lời đơn giản nhất là các nhà toán học sẽ bắt đầu một chuyến du hành vào thế giới vi mô đầy mầu sắc : thế giới vi phân .
Trần hồng Cơ.15/02/2012
Nghịch lý và tư duy mới trong toán học hiện đại .
ReplyDelete( iii) Nhân vật thứ ba chúng ta cũng cần lưu ý đến là trạng nguyên Lương thế Vinh .
Lương Thế Vinh (chữ Hán: 梁世榮, ; 1441–1496), còn gọi là Trạng Lường, tên tự là Cảnh Nghị, tên hiệu là Thụy Hiên, là một nhà toán học, Phật học, nhà thơ Việt Nam thời Hậu Lê. Ông đỗ trạng nguyên dưới triều Lê Thánh Tông và làm quan tại viện Hàn Lâm. Ông là một trong 28 nhà thơ của hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông lập năm 1495.
Lương Thế Vinh sinh ngày 1 tháng 8 năm Tân Dậu (tức 17 tháng 8 năm 1442) tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu, và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim.
Năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (trạng nguyên) khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4, đời Lê Thánh Tông. Về sự sáng tạo của Lương Thế Vinh hồi nhỏ, có giai thoại kể rằng một lần trong lúc đang chơi bóng với các bạn, quả bóng lăn xuống một hố hẹp và sâu, tưởng như không lấy lên được. Lương Thế Vinh đã nghĩ ra cách lấy bóng lên bằng việc đổ nước vào hố và lợi dụng việc bóng nổi trên nước để lấy lại quả bóng.Về toán học, Lương Thế Vinh đã để lại
Đại thành Toán pháp
Khải minh Toán học
Lương Thế Vinh nổi tiếng với tài năng toán học. Quyển Đại thành toán pháp của ông được đưa vào chương trình thi cử suốt 450 năm trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Ông cũng được xem là người chế ra bàn tính gẩy cho người Việt, lúc đầu làm bằng đất rồi bằng trúc, bằng gỗ, sơn mầu khác nhau, đẹp và dễ tính, dễ nhớ. Các chuyện truyền miệng dân gian còn cho biết tài năng của ông được thể hiện từ khi nhỏ tuổi. Ông được nhân dân gọi tên là Trạng Lường sau khi đỗ trạng nguyên.
Nghịch lý trạng Lường .
Không ồn ào như các nghịch lý Epimenides hay Zenon , bài toán mà Lương thế Vinh đưa ra cũng hàm chứa sự mâu thuẫn giữa hiện thực và suy luận . Với những mặt hạn chế của toán học duy lý trong đời sống thực tại như vậy , liệu toán học có khả năng biện giải được thế giới khách quan hay không chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở các phần tiếp theo . Trở lại với bài toán của trạng Lường nội dung của nghịch lý này được đưa ra như sau :
Có một trái bưởi trên cành cao 1m , giả sử rằng mỗi lần rơi xuống đất sẽ nẩy lên với 1/2 chiều cao trước đó . Hỏi khi nào thì trái bưởi sẽ nằm im trên mặt đất . Theo cách tính toán thông thường sau lần chạm đất đầu tiên độ cao của trái bưởi sẽ là 0.5m , lần thứ hai sẽ là 0.25m và cứ giảm một nửa như vậy cho các lần kế tiếp . Việc chia cho 2 các kết quả này không bao giờ chấm dứt và đồng nghĩa với việc là độ cao trái bưởi luôn luôn dương , nói cách khác nó sẽ chẳng bao giờ nằm yên trên mặt đất . Điều này trái với hiện thực nhưng lại hợp lý về mặt toán học .
Để khắc phục được mâu thuẫn này như đã trình bày ở trên , chúng ta sẽ phải dựa vào khái niệm giới hạn trong toán học giải tích . Lúc này năng lực toán học cần phải có để giải thích được vấn đề là đặt bài toán trong không gian vi mô .
Trần hồng Cơ .
20/02/2012
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteNghịch lý và tư duy mới trong toán học hiện đại .
ReplyDelete(iv) Nhân vật cuối cùng là Bertrand Russell
Bertrand Arthur William Russell (18/05/1872 - 02/02/1970) người Anh , vừa là triết gia , nhà lý luận , nhà toán học, sử học, và nhà phê bình xã hội. Ông sinh ra ở Monmouthshire, trong một gia đình quý tộc danh giá nhất ở Anh quốc. Russell cũng là nhà hoạt động chống chiến tranh nổi tiếng, ông tranh đấu cho tự do thương mại , chống chủ nghĩa đế quốc và bị bắt giam vì những hoạt động đòi hòa bình của mình trong Thế chiến thứ I. Russell đã từng vận động tranh cử chống lại Adolf Hitler, chỉ trích chế độ độc tài Stalin, phản đối Hoa Kỳ về sự tham chiến của Mỹ tại Việt Nam, đồng thời đề xuất thẳng thắn về hạn chế vũ khí hạt nhân và giải trừ quân bị. Một trong những hoạt động cuối cùng của ông là đưa ra một tuyên án về sự xâm lược của Israel ở Trung Đông. Russell cũng là một nhà bình luận sắc sảo về tôn giáo - cùng với những người khác như Karl Marx, Sigmund Freud, và Friedrich Nietzsche - ông đề xuất một "trường học mới của tư tưởng" mà Greg Epstein gọi là "chủ nghĩa vô thần đối kháng", với quan điểm rằng " tôn giáo là một điều của quá khứ và nên được giảm bớt đi ảnh hưởng của nó trong xã hội nhân văn " . Năm 1950, Russell đã được trao giải Nobel Văn học," để ghi nhận những tác phẩm của ông vì tính đa dạng và tầm quan trọng, trong đó ông được xem nhà hoạt động vô địch về lý tưởng nhân đạo và tự do tư tưởng " . Russell giành được một học bổng toán học Tripos tại Trinity College, Cambridge, và bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình vào năm 1890. Ông thường liên hệ với G.E. Moore và chịu ảnh hưởng của Alfred North Whitehead, người đã giới thiệu ông với các giáo sư Cambridge. Russell nhanh chóng tự phân định được 2 lĩnh vực toán học và triết học, ông tốt nghiệp xuất sắc năm 1893 và trở thành nghiên cứu sinh vào năm 1895.
Các lĩnh vực hoạt động và nghiên cứu của Bertrand Russell rất rộng . Riêng về toán học , Ông bắt đầu bằng một nghiên cứu chuyên sâu về cơ sở của toán học tại Trinity , trong đó ông phát hiện ra nghịch lý Russell được xem là một thách thức đối với nền tảng của lý thuyết tập hợp . Năm 1903 ông xuất bản cuốn sách đầu tiên quan trọng của ông về logic toán học, đề tựa là " Các nguyên lý Toán học ", cho thấy rằng toán học có thể được trích xuất từ một số lượng rất nhỏ các nguyên lý, và là một đóng góp đáng kể cho môn logic học. Năm 1905, ông đã viết bài luận "Về tính biểu thị", được xuất bản trong tạp chí triết học Tâm thức , Russell đã trở thành một hội viên của Hội Hoàng gia vào năm 1908. Điểm nhấn đáng chú ý là cuốn sách đầu tiên trong tuyển tập ba cuốn " Principia Mathematica " chấp bút cùng với Whitehead, đã được xuất bản vào năm 1910, cùng với trước đó là cuốn " Các nguyên lý Toán học", đưa Russell nhanh chóng nổi tiếng trong lĩnh vực của mình . Năm 1910, ông trở thành giảng viên tại Đại học Cambridge, nơi đây ông sớm nhận được những ý tưởng mới mẻ từ một nghiên cứu sinh người Áo tên là Ludwig Wittgenstein, người ông xem như là một thiên tài và người kế nhiệm sẽ tiếp tục công việc của mình về logic học . Một số tác phẩm quan trọng của Russell về logic toán học :
Trần hồng Cơ
26/02/2012
Nghịch lý và tư duy mới trong toán học hiện đại .
ReplyDelete1897. An Essay on the Foundations of Geometry. Cambridge: Cambridge University Press.
1900. A Critical Exposition of the Philosophy of Leibniz. Cambridge: Cambridge University Press.
1903. The Principles of Mathematics, Cambridge University Press.
1905. On Denoting, Mind, vol. 14. ISSN: 00264425. Basil Blackwell.
1910. Philosophical Essays. London: Longmans, Green.
1910–1913. Principia Mathematica (with Alfred North Whitehead). 3 vols. Cambridge: Cambridge University Press.
1912. The Problems of Philosophy. London: Williams and Norgate.
1914. Our Knowledge of the External World as a Field for Scientific Method in Philosophy. Chicago and London: Open Court Publishing.
1918. Mysticism and Logic and Other Essays. London: Longmans, Green.
1919. Introduction to Mathematical Philosophy. London: George Allen & Unwin. (ISBN 0-415-09604-9 for Routledge paperback) (Copy at Archive.org).
Nghịch lý Russell .
Nghịch lý Russell (Russell's paradox) được mô tả qua một mẩu chuyện vui về ông thợ cạo như sau: Một người khách vào tiệm hớt tóc và hỏi ông thợ rằng : " Ông sẽ cạo râu cho ai ?" Ông thợ cạo trả lời : ”Tôi chỉ cạo râu cho những người nào mà không tự cạo râu được cho minh". Vấn đề chỉ có vậy nhưng sẽ trở thành phức tạp khi chúng ta xét đến sự việc sau : bản thân ông thợ sẽ thuộc về đối tượng nào ? Ông là người có thể tự cạo hay không tự cạo được râu của mình ?
1. Nếu ông là người không thể tự cạo thì ông sẽ phải cạo cho chính ông ( vì ông nói " Tôi chỉ cạo râu cho những người nào mà không tự cạo râu được cho minh " )
2. Nếu ông là người có thể tự cạo rồi thì ông lại không được cạo cho chính mình ( cũng chính vì ông nói " Tôi chỉ cạo râu cho những người nào mà không tự cạo râu được cho minh " )
Trong cơ sở toán học, nghịch lý Russell (cũng được biết đến như là nguyên lý song mâu thuẩn Russell), được ông phát hiện vào năm 1901, chỉ ra rằng lý thuyết tập hợp nguyên thủy do Georg Cantor đề xuất sẽ dẫn đến mâu thuẫn. Nghịch lý như vậy cũng đã được phát hiện ra một năm trước bởi Ernst Zermelo, nhưng ông đã không công bố các ý tưởng, nên cho đến nay vẫn chỉ được biết đến như là các nghịch lý Hilbert, Husserl và các thành viên khác của Đại học Göttingen.
Theo lý thuyết tập hợp nguyên thủy, bất kỳ bộ sưu tập nào cũng được định nghĩa như là một tập hợp. Với khái niệm sơ khai này chúng ta hãy xét một trường hợp đặc biệt sau đây .
Gọi R là tập hợp của tất cả các bộ không phải là thành viên của mình .
1. Nếu R được coi là một thành viên của chính nó, điều này sẽ mâu thuẫn với định nghĩa riêng của nó vì R là một tập hợp chứa tất cả các bộ không phải là thành viên của mình.
2. Mặt khác, nếu xem R như một tập hợp không phải là một thành viên của chính nó, thì R sẽ hội đủ điều kiện như là một thành viên của chính nó vì cùng thỏa mãn định nghĩa ban đầu .
Vậy R có thuộc về R hay không ? Mâu thuẫn này là nghịch lý của Russell. Xét về mặt biểu thị ta có phát biểu dưới dạng một mệnh đề logic toán như sau :
R = { S / S ¢ S} : R ¢ R <=> R C R.
Đến năm 1908, các nhà toán học đề nghị hai phương pháp để tránh những nghịch lý ( song mâu thuẫn ) đó là lý thuyết tập hợp kiểu Russell và lý thuyết tập hợp Zermelo . Lý thuyết tập hợp kiểu Russell dựa vào việc xây dựng trên các tiên đề đầu tiên. Lý thuyết tập hợp Zermelo đặt cơ sở trên hệ tiên đề mở rộng của Frege và sự trừu tượng của tập hợp vô hạn , và phát triển thành các lý thuyết kinh điển hiện nay về tập hợp Zermelo-Fraenkel (ZF).
Trần hông Cơ
26/02/2012
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteNghịch lý và tư duy mới trong toán học hiện đại .
ReplyDeleteTrần hồng Cơ
01/03/2012 Để kết thúc phần 1. và cũng để cho không khí bớt căng thẳng , mời các bạn xem một chú thích của người viết bài nghiên cứu này ( khá khôi hài về tính triết học ) khi liên hệ nghịch lý Russell với mối quan hệ giữa tư duy và hiện thực trong ví dụ sau đây :
Chúng ta hãy xây dựng một tập hợp TÔI = { tập hợp các bộ sưu tập gồm những sự vật, sự kiện , thuộc tính , v.v... không thuộc về tôi } . Có thể hình dung những bộ sưu tập như vậy chẳng hạn : xác thịt không phải tự của tôi mà nó xuất hiện là do bố mẹ tôi mà ra ; tư duy không phải tự của tôi mà đó là sản phẩm của thầy cô , bạn bè tôi ; năng khiếu cũng không phải tự của tôi có mà xuất phát từ sự tương tác với môi trường xã hội ; sở thích cũng không phải tôi tự có mà nó là do thực tại khách quan đem lại , v.v...
Như thế TÔI có thuộc về TÔI không ?
1. nếu TÔI không thuộc về TÔI thì theo định nghĩa " TÔI = { tập hợp các bộ sưu tập gồm những sự vật, sự kiện , thuộc tính , v.v... không thuộc về tôi } " , suy ra TÔI phải thuộc về TÔI .
2. nếu TÔI thuộc về TÔI , thì cũng căn cứ theo định nghĩa " TÔI = { tập hợp các bộ sưu tập gồm những sự vật, sự kiện , thuộc tính , v.v... không thuộc về tôi } " , do đó TÔI không thể thuộc về TÔI .
Vậy thì TÔi vừa thuộc về TÔI , vừa không thuộc về TÔI .
Có bao giờ bạn nghĩ rằng : mình vừa là mình đồng thời mình không phải là mình mà là người khác không ? Như thế thì theo tôi suy nghĩ , bản thân con người chỉ là một quá trình sao chép và tự sao chép các hiện thực khách quan một cách chính xác và không bao giờ ngưng nghỉ . Rồi cũng với cách lập luận trên : nếu TÔI nghĩ như vậy là đúng và vì TÔi thuộc về TÔI nên chắc chắn điều suy nghĩ này là đúng . Nhưng khi TÔI nghĩ như vậy là đúng và cũng vì TÔi không phải thuộc về TÔI nghĩa là thuộc về một hiện thực khác biệt với đúng nên chắc chắn điều suy nghĩ này lại không thể là đúng . ! Thật kỳ lạ phải không các bạn ?
Nghịch lý và tư duy mới trong toán học hiện đại .
ReplyDelete2. Logic và vai trò của nó trong toán học và thực tiễn .
(i) Một số khái niệm và phân loại logic .
Trong triết học, Logic (từ tiếng Hy Lạp λογική logikē) chỉ về sự nghiên cứu hệ thống chính thức của các nguyên tắc suy luận hợp lệ và lý luận chính xác. Logic được sử dụng trong hầu hết các hoạt động trí tuệ, nhưng được nghiên cứu chủ yếu trong các lĩnh vực triết học, toán học, ngữ nghĩa, và khoa học máy tính. Logic khảo sát các hình thức chung nhất mà trong đó các đối số , các tham biến có thể không xuất hiện , mà thay vào đó là các dạng thức hợp lệ, kể cả đó là những nguỵ biện. Trong triết học , logic được áp dụng trong lĩnh vực chính: siêu hình học, bản thể luận, nhận thức luận và đạo đức học . Trong toán học, logic được xét như là suy luận hợp lệ trong một số hình thức tư duy dưới dạng mệnh đề chứa các ngôn ngữ ký tự . Bản thân logic cũng là đối tượng nghiên cứu trong lý thuyết lập luận. Logic đã được biết đến trong nhiều nền văn minh cổ đại, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp. Logic cũng được xem như là một ngành toán học theo tư tưởng của Aristotle, người đã có công đặt logic ở một vị trí cơ bản trong triết học.
Nghiên cứu logic là một phần của các trường phái cổ điển, nó cũng bao gồm toán học , ngữ pháp và hùng biện. Logic thường được chia thành hai phần, lý luận diễn dịch và lý luận quy nạp .
Các khái niệm về dạng logic là cốt lõi để xây dựng logic, nó được tổ chức và qui định rằng giá trị của một luận cứ được xác định theo hình thức hợp lý của nó, không phải bởi nội dung của nó. Tam đoạn luận logic truyền thống của Aristotle và logic biểu tượng hiện đại là những ví dụ về logic hình thức .
Logic phi hình thức ( informal logic ) nghiên cứu các luận cứ của ngôn ngữ tự nhiên. Nghiên cứu về nguỵ biện là một ngành đặc biệt quan trọng của logic phi hình thức. Các cuộc đối thoại của Plato cũng được xem là những ví dụ minh họa về logic phi hình thức.
Logic hình thức ( formal logic ) là những suy luận với nội dung hoàn toàn hình thức. Mọi suy luận hàm chứa một nội dung hoàn toàn hình thức nếu nó có thể được biểu thị như là một ứng dụng cụ thể của một quy tắc hoàn toàn trừu tượng, nghĩa là một quy tắc không dành ưu tiên cho bất cứ điều gì cụ thể hoặc riêng biệt . Các tác phẩm của Aristotle đã đề cập đến nhiều nghiên cứu sớm nhất về logic hình thức . Các hình thái logic hiện đại đều được dẫn xuất và mở rộng từ cơ sở nghiên cứu về logic của Aristotle.
Logic biểu tượng ( Symbolic logic ) là nhũng nghiên cứu về ký hiệu trừu tượng để nắm bắt các tính năng về hình thức của suy luận hợp lý. Logic biểu tượng thường được chia thành hai nhánh: logic mệnh đề và logic thuộc tính .
Logic toán học ( mathematical logic ) có thể xem như là phần mở rộng của logic biểu tượng vào các lĩnh vực khác, đặc biệt là việc nghiên cứu các mô hình lý thuyết, lý thuyết chứng minh, lý thuyết tập hợp, lý thuyết đệ quy.
Trần hồng Cơ
04/03/2012
Nghịch lý ...
ReplyDelete(ii) Sơ lược về dạng logic .
Theo quan điểm thông thường , logic được xem như là hình thức, mục tiêu của logic là phân tích và đại diện cho các hình thức (hoặc hình thức hợp lý) của bất kỳ loại luận cứ hợp lệ nào . Các hình thức của một luận cứ được hiển thị bằng cách đại diện cho một câu trong ngữ pháp và biểu tượng của một ngôn ngữ hợp lý sao cho nội dung của nó có thể sử dụng được trong suy luận hình thức. Nếu xem xét khái niệm về hình thức theo quan điểm triết học , có thể nói rằng hình thức hóa là không có gì khác hơn so với việc dịch một mệnh đề sang ngôn ngữ của logic. Điều này được gọi là sự biểu thị các hình thức hợp lý của luận cứ và đó là việc hết sức cần thiết , bởi vì trong các mệnh đề ngôn ngữ thường hàm chứa rất nhiều hình thức phức tạp làm cho việc sử dụng ngôn ngữ của chúng ta trong suy luận trở nên không rõ ràng và thiếu thực tế.
Sự biểu thị này đòi hỏi các yêu cầu sau :
+Thứ nhất là bỏ qua những tính năng ngữ pháp mà không liên quan đến logic (như giới tính và biến cách , thời , thể ), thay thế các liên từ là không liên quan đến logic (chẳng hạn như 'nhưng') với liên từ hợp lý như 'và' . Cũng có thể thay thế các biểu thức mơ hồ ( như 'bất kỳ', 'với mọi ', ' tùy ý ' .v.v ...) hoặc thay thế hợp lý bằng các biểu thức loại tiêu chuẩn (chẳng hạn như 'tất cả', hoặc định lượng phổ biến " ∀ " còn gọi là " với mọi ", " bất kỳ " , " Tùy ý " ; định lượng hạn chế " " còn gọi là " tồn tại" , " có" , " ít nhất" ).
Để minh họa cho sự việc này chúng ta xét hai ví dụ sau :
Ví dụ 1.
Mệnh đề ngôn ngữ : " Hai bạn An , Bình cùng nhau đến trường nhưng Dũng thì không " .
Mệnh đề logic : " An ,Bình đến trường và Dũng thì không "
Logic hình thức : " { A , B } C T ^ { D } ¢ T " .
Ví dụ 2 .
Mệnh đề ngôn ngữ : " Dũng sẽ không đến trường khi nó thấy An , Bình có mặt ở đó " .
Mệnh đề logic : " Nếu An hoặc Bình hoặc cả hai bạn này ở trường thì Dũng sẽ không đến đó " .
Logic hình thức : " {A} U {B} C T => {D} ¢ T " .
+Thứ hai, một số phần của câu phải được thay thế bằng các ký tự giản lược . Ví dụ : các biểu thị 'tất cả P thì ( thì, là , phải , đều ) Q ' cho thấy hình thức hợp lý rất phổ biến như các mệnh đề "tất cả mọi người đều phải chết', 'tất cả các súc vật có móng nhọn và răng nanh sắc đều là loài ăn thịt' v.v... Vì vậy khi viết mệnh đề này dưới dạng logic toán học chúng ta sẽ có biểu thị sau :
" P C Q " hay " ∀ x € P => x € Q " .
Trần hồng Cơ
07/03/2012
Chú thích : Các bạn có thể xem bản viết gốc trên trang sau :
http://math-mechanics.blogspot.com/2012/03/2.html
Nghịch lý và tư duy mới trong toán học hiện đại (tiếp theo)
ReplyDeleteĐó là các khái niệm về hình thức và là nền tảng để logic được các trường phái triết học công nhận trong thời cổ đại. Thời cổ đại Aristotle đã biết sử dụng biến ký tự để đại diện cho các suy luận hợp lệ trong Analytics . Để minh chứng cho điều này trước khi trích dẫn , Jan Łukasiewicz đã nói rằng việc giới thiệu của các biến ký tự là "một phát minh vĩ đại nhất của Aristotle " . Đối với những người theo trường phái Aristotle (chẳng hạn như Ammonius), chỉ có các nguyên tắc hợp lý đã được quy định trong các điều khoản giản lược thuộc về logic chứ không phải là những người , vật thể hay bất kỳ một.đối tượng nào được đưa ra trong các điều kiện cụ thể. Những giả thiết rõ ràng như. ' con người ',' chết', ' ăn thịt' , v.v... , tương tự với các giá trị thay thế của các biến ký tự như. ' A ',' B ',' P ', ' Q ' và chúng được gọi là' vấn đề ' suy luận. Sự khác biệt cơ bản giữa logic hình thức hiện đại và truyền thống hoặc logic Aristotle nằm trong chỗ phân tích sự khác nhau giữa các logic hình thức của mệnh đề mà chúng ta xem xét đến .
Kết cấu hình thức của mệnh đề theo quan điểm truyền thống bao gồm 3 phần :
(1) đề luận ( subject ) : chỉ về đối tượng cần khảo sát (ví dụ như " con người ' , thú ăn thịt ' , v.v...) cùng với một dấu hiệu chỉ về số lượng (' tất cả 'hay' một số 'hoặc' không thuộc ' , ' ít nhất ' , v.v... );
(2) dẫn luận ( copula ) : ( được hiểu là phần dẫn nối ) gồm các hình thái liên kết đối tượng và tính chất như 'là' hoặc 'không phải là' , ' thuộc ' hay ' không thuộc ' ..v.v...
(3) kết luận ( predicate ) : chỉ về thuộc tính của đối tượng hoặc kết quả của lập luận dành cho đối tượng (ví dụ như 'chết', 'ăn thịt' , v.v...) .
Các biến ký tự hằng số logic như 'tất cả', ' một số ', 'không có ' , ' ít nhất ' , cùng với quan hệ liên kết như 'và' , 'hay' , được gọi là đồng phạm trù tính chất ( syncategorematic ) . Đây là một hệ thống lập luận vững chắc , khi đó mỗi sự phán quyết hợp lý đều có một biến ký tự số lượng xác định được kèm theo dẫn luận thông qua mối quan hệ liên kết , thiết lập nên dạng logic của mệnh đề .
Trần hồng Cơ
07/03/2012
Chú thích : Các bạn có thể xem bản viết gốc trên trang sau :
* http://math-mechanics.blogspot.com/2012/03/2.html
hoặc blog mới :
** http://cohtran.blogspot.com/2012/03/nghich-ly-va-tu-duy-moi-trong-toan-hoc.html
Nghịch lý và tư duy ...
ReplyDeleteChúng ta hãy xét một ví dụ về logic hình thức sau :
(1) đề luận : " tất cả mọi người đều phải chết ".
(2)dẫn luận. : " Socrates là người " .
(3) kết luận : " vậy Socrates cũng phải chết " .
Thực ra kết luận về thuộc tính của Socrates không có giá trị gì mới và cũng không khác với thuộc tính của đối tượng " mọi người " đã nêu ra ở phần đề luận , nó chỉ mang tính nhấn mạnh cho đối tượng nêu ra ở phần dẫn luận và khẳng định lại một nguyên lý đúng đắn đã được thực tại kiểm chứng qua những quá trình nhận thức trước đó mà thôi . Theo quan điểm hiện đại về logic , một phán quyết hợp lý cơ bản được dẫn xuất từ một giản đồ đệ quy bao hàm những liên kết logic , cũng như đã định lượng hóa bằng những biến logic giới hạn , tham gia vào cấu trúc bằng cách xếp đặt những mệnh
đề khác nhau lần lượt theo thứ tự nào đó để có thể có một cơ cấu hợp lý nhất . Logic theo cách nhìn hiện đại như đã nói sẽ trở nên phức tạp hơn, vì xuất phát từ một phán quyết hợp lý duy nhất của hệ thống Aristotle , mệnh đề được đề cập đến sẽ có những quan hệ đến hai hoặc nhiều liên kết hợp lý hoặc các thành phần phi logic khác .
Ví dụ,
câu "Tất cả mọi người đều phải chết " có sự liên quan về mặt logic giữa 2 thành phần phi logic là " người "(ở đây là M) và "chết" (ở đây D): câu được cho bởi phán quyết I(M,D). Trong logic thuộc tính ( vị từ ) , mệnh đề này liên quan đến hai khái niệm phi logic , theo phân tích này là m(x) và d(x) , và câu phán quyết này được đưa ra dưới dạng : " ∀ x , m(x) => d(x) " , chúng được kết nối hợp lý để mang tính chất định lượng và ý nghĩa phổ quát. Như vậy với ví dụ về logic hình thức đã xét ở trên :
(1) đề luận : " tất cả mọi người đều phải chết ".
(2)dẫn luận. : " Socrates là người " .
(3) kết luận : " vậy Socrates cũng phải chết " .
Theo cách viết của logic hiện đại , ta có thể biểu diễn như sau :
(1) I(M,D) : ∀ x , m(x) => d(x) ( I : INPUT , M và m(x) chỉ về người )
(2) L(S ,M ) : s(x) C m(x) ( L. : LINK , S và s(x) chỉ về Socrates )
(3) O(S,D) : s(x) => d(x) ( O: OUTPUT , D và d(x) chỉ về chết )
Trần hồng Cơ
18/03/2012
xem bản gốc tại :
* http://cohtran.blogspot.com/2012/03/nghich-ly-va-tu-duy-moi-trong-
toan-hoc.html
Dưới đây là bộ sưu tập các bài thơ TÌNH TOÁN HỌC , mời các bạn xem qua :
ReplyDeleteBài thơ số 1
Anh tìm em trên vòng tròn lượng giác,
Nét diễm kiều trong tọa độ không gian.
Đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn,
Còn tất cả chỉ theo chiều hư ảo.
Bao mơ ưóc, phải chi là nghịch đảo,
Bóng thời gian, quy chiếu xuống giản đồ.
Nghiệm số tìm, giờ chỉ có hư vô,
Đường hội tụ, hay phân kỳ giải tích.
Anh chờ đợi một lời em giải thích,
Qua môi trường có vòng chuẩn chính phương.
Hệ số đo cường độ của tình thương,
Định lý đảo, tìm ra vì giao hoán.
Nếu mai đây tương quan thành gián đoạn,
Tính không ra phương chính của cấp thang.
Anh ra đi theo hàm số ẩn tàng,
Em trọn vẹn thành phương trình vô nghiệm
...
Bài thơ số 2
"Phương trình" nào đưa ta về chung lối
"Định lý" nào sao vẫn mãi ngăn đôi
"Biến số" yêu nên tình mãi hai nơi
Điểm "vô cực" làm sao ta gặp được
"Đạo hàm" kia nào có đâu nghiệm trước
Để "lũy thừa" chẳng gom lại tình thơ
"Gia tốc" kia chưa đủ vẫn phải chờ
"Đường giao tiếp" may ra còn gặp gỡ
Nhưng em ơi! "Góc độ" yêu quá nhỏ !
Nên vẫn hoài không chứa đủ tình ta
Tại "nghịch biến" cho tình mãi chia xa
"Giới hạn" chi cho tình yêu đóng khép
"Lục lăng" kia cạnh nhiều nhưng rất đẹp
Tại tình là "tâm điểm" chứa bên trong
Nên "đường quanh" vẫn mãi chạy lòng vòng
Điểm " hội tụ" vẫn hoài không với tới
Em cũng biết "tung, hoành" chia hai lối
Để tình là những đường thẳng "song song"
Điểm gặp nhau "vô cực" chỉ hoài công
Đường "nghịch số" thôi đành chia hai ngả
Xem bản gốc tại :
http://cohtran.blogspot.com/2013/01/tinh-toan-hoc.html
Bài thơ số 3
ReplyDeleteAnh đau đớn nhìn em qua quỹ tích
Tình em nào cố định ở nơi đâu
Anh tìm em khắp diện tích địa cầu
Nhưng căn số đời anh đành cô độc
Để anh về vô cực dệt duyên mơ
Cho không gian trọn kiếp sống hững hờ
Chiều biến thiên là những cơn mơ.
Đường biễu diễn là chuỗi ngày chán nản
Em sung sướng trên đường tròn duyên dáng
Anh u sầu trên hệ thống x-y
Biết bao giờ đôi ta được phụ kề
Anh đành chết trên đường tiếp cận
Ôi anh chết cũng vì hệ số
Định đời anh trong biểu thức khổ đau
Như cạnh góc vuông , với cạnh huyền
Gần nhau đấy nhưng không trùng hợp
Qua những điều trên ta quy ước
Tình yêu là 1 cái compa
Vòng tròn nào dù nhỏ dù to
Cũng đều có tâm và bán kính
Tâm ở đây là tâm hồn cố định
Bán kính là nỗi nhớ niềm thương
Bài thơ số 4
Ta gặp nhau qua phương trình thể tích
Ánh mắt buồn những chẳng kém thiết tha
Góc độ nào mà tính mãi không ra
Hay "nghịch biến " cho lòng hoài xa cách
Đời "nghịch số " nên em không oán trách
"Giới hạn " lòng cho sầu khổ vơi đi
"Định lý" nào mà ngăn được bờ mi
Không rơi rớt hạt châu buồn hận tủi
"Tâm điểm " kia chứa chút tình ngắn ngủi
Nên đau buồn là "hệ luận "trần gian
Tình yêu em dù chứa đựng ngút ngàn
Nhưng "vô cực" là niềm đau "Bất biến"
Ân tình anh dù luôn luôn "biểu hiện"
Nhưng đường đời mình hai kẻ "song song"
Yêu thương chi chỉ là những hoài công
Nên "ẩn số " tình yêu không "tụ điểm"
Xem bản gốc tại :
http://cohtran.blogspot.com/2013/01/tinh-toan-hoc.html
Bài thơ số 5
ReplyDeleteTình đâu là căn thức bậc hai
Ðế có thể ngồi yên mà xét dấu
Em phải nhớ tình yêu là góc số
Mà hai ta là những kẻ chứng minh
Ðừng bao giờ đảo vế một phương trình
Cứ thong thả mà vui trên đồ thị
Tìm đạo hàm rồi ngồi yên suy nghĩ
Sẽ thấy dần hệ số góc tình yêu
Ðừng vội vàng định hướng một hai chiều
Rồi một buổi ta đồng qui tại góc
Em mỉm cười như tiếp tuyến bên tôi
Tôi vội vàng phân tích nét hoa tươi
Và nhận thấy em xinh xinh cực đại
Em khó hiểu thì tôi đành khó giải
Bài toán nào bằng phương pháp tương giao
Nhìn em cười tôi định nghĩa tình yêu
Nhưng chỉ gặp một phương trình vô nghiệm
Chưa hẹn hò mà lòng như bất biến
Chưa thân nhau mà đã thấy so le
Trót yêu rồi công thức có cần chi
Vì hệ luận ái tình không ẩn số
Em không nói tôi càng tăng tốc độ
Ðể mình tôi trên quãng đường đơn điệu.
Yêu là chết là triệt tiêu tất cả
Tình tiệm cận riêng mình tôi buồn quá
Nỗi cô đơn không giới hạn ngày mai
Tôi mang em đặt điều kiện tương lai
Cho tôi sống với nỗi niềm đơn giản
Bài thơ số 6
Tôi và em tính tình hơi đồng dạng
Sống bên nhau chắc tỉ số cân bằng
Tôi xin thề không biện luận cao xa
Mà chỉ lấy định đề ra áp dụng
Tôi có thể chứng minh là rất đúng
Vì tình tôi như hàng điểm điều hòa
Nếu bình phương tôi lại rút căn ra
Cũng chẳng khác những điều trong quĩ tích
Tôi yêu em với một tình yêu cố định
Tìm chu kỳ cho hàm số tuần hoàn
Dùng định lý thay ngàn câu ước hẹn
Xuống lũy thừa thay vạn lá thư duyên
Giải đạo hàm mong tiếp xúc cùng em
Tìm toạ độ trong tình yêu toán học
http://cohtran.blogspot.com/2013/01/tinh-toan-hoc.html
Bài thơ số 5
ReplyDeleteTình đâu là căn thức bậc hai
Ðế có thể ngồi yên mà xét dấu
Em phải nhớ tình yêu là góc số
Mà hai ta là những kẻ chứng minh
Ðừng bao giờ đảo vế một phương trình
Cứ thong thả mà vui trên đồ thị
Tìm đạo hàm rồi ngồi yên suy nghĩ
Sẽ thấy dần hệ số góc tình yêu
Ðừng vội vàng định hướng một hai chiều
Rồi một buổi ta đồng qui tại góc
Em mỉm cười như tiếp tuyến bên tôi
Tôi vội vàng phân tích nét hoa tươi
Và nhận thấy em xinh xinh cực đại
Em khó hiểu thì tôi đành khó giải
Bài toán nào bằng phương pháp tương giao
Nhìn em cười tôi định nghĩa tình yêu
Nhưng chỉ gặp một phương trình vô nghiệm
Chưa hẹn hò mà lòng như bất biến
Chưa thân nhau mà đã thấy so le
Trót yêu rồi công thức có cần chi
Vì hệ luận ái tình không ẩn số
Em không nói tôi càng tăng tốc độ
Ðể mình tôi trên quãng đường đơn điệu.
Yêu là chết là triệt tiêu tất cả
Tình tiệm cận riêng mình tôi buồn quá
Nỗi cô đơn không giới hạn ngày mai
Tôi mang em đặt điều kiện tương lai
Cho tôi sống với nỗi niềm đơn giản
Bài thơ số 6
Tôi và em tính tình hơi đồng dạng
Sống bên nhau chắc tỉ số cân bằng
Tôi xin thề không biện luận cao xa
Mà chỉ lấy định đề ra áp dụng
Tôi có thể chứng minh là rất đúng
Vì tình tôi như hàng điểm điều hòa
Nếu bình phương tôi lại rút căn ra
Cũng chẳng khác những điều trong quĩ tích
Tôi yêu em với một tình yêu cố định
Tìm chu kỳ cho hàm số tuần hoàn
Dùng định lý thay ngàn câu ước hẹn
Xuống lũy thừa thay vạn lá thư duyên
Giải đạo hàm mong tiếp xúc cùng em
Tìm toạ độ trong tình yêu toán học
http://cohtran.blogspot.com/2013/01/tinh-toan-hoc.html
Bài thơ số 7
ReplyDeleteBởi đôi ta không cùng chung "tiệm cận"
Nên suốt đời mang hai "cực âm dương"
"Biến số "nào chia hai đứa hai đường
Nên tình mãi "song song " không "tụ điểm"
Bởi tình yêu nay hoá thành "vô nghiệm"
Dù tình em "giới hạn" một mà thôi
Nhưng cuộc đời "tung hoành" chia hai lối
Đễ âm thầm mang nỗi nhớ thương vơi
"Vô cực "kia là nẻo xa vời vợi
Nên tình mình thành "định lý" phân ly
Trách làm chi khi "Xác suất định kỳ"
Đã sai lệch nên đường tình lạc bến
Em biết anh không xa vòng "Tịnh tiến"
Để mong chờ "hàm sô' kết tình ta
Nhưng nỗi buồn vẫn càng hoài "tiếp diễn"
Nên ân tình đành "nghịch biến " chia xa ...
Bài thơ số 8
Có phải anh từ "không gian" xuất hiện
Để mang tình "bất biến " đến gởi trao
Hay anh từ "tâm vòng tròn" "Quỹ đạo"
Mang lạc loài vào "hệ luận " trần gian
Em nơi đây mang khắc khoải ngút ngàn
Tìm "ẩn số " tâm hồn anh chất chứa
"Mặt phẳng "kia êm đềm như lời hứa
Hay chỉ là "Ảo số "giấc mơ hoang
Đường anh đi không phải "Đường nằm ngang"
Để hai "điểm " nối nhau thành gần nhất
"Hệ luận" trần gian phải chăng không chân thật
Nên muôn đời "công thức" chẳng tròn mơ
Tình đôi ta không cùng chung "lời giải"
Nên bây giờ "Căn sô' phải lìa xa
Và đời mình không "hàng điễm điều hoà"
Cho duyên kiếp không cùng chung "giao điểm "
Nên tình yêu nay trở thành "vô nghiệm"
Và lòng mình hết "dao động" yêu đương
"Nhiệt độ" nay thôi đã hết vấn vương
Khi "khối lượng " tình sầu đang giăng kín
http://cohtran.blogspot.com/2013/01/tinh-toan-hoc.html
Bài thơ số 9
ReplyDeleteCó một lần thầy dạy toán làm thơ
Bài thơ ấy bây giờ đang dang dở
Nhưng câu thơ ý tình bỡ ngỡ
Còn khô khan như môn toán của thầy
Trong bài thơ thầy cộng gió với mây
Bằng công thứ tính Cô tang của góc
Lá thu rơi bay vào trong lớp học
Thầy bảo rằng "lá có lực hướng tâm"
Rồi một lần mưa nhè nhẹ bâng khuâng
Thầy ngẫu hứng đọc câu thơ thầy viết
"Gọi mưa rơi dọc ngang bất chợt
Radian của cầu vòng là một số pi"...
(Sưu tầm)
Bài thơ số 10
Anh đau đớn tìm em trên quỹ tích
Để định chiều di chuyển của đôi ta
Nhưng tim em cố định một nơi xa
Nên chẳng biết tìm đâu ra giới hạn
Cho hệ thức đời anh không lẻ bạn
Được cùng em khảo sát mộng tương lai
Ta song song đồng tiến tới ngày mai
Ôi sung sướng bên tình yêu vô định
Nhưng nào biết tình yêu em biến nghịch
Anh và em ngăn cách số âm dương
Cho không gian trọn kiếp sống ngàn phương
Thì định nghĩa tình yêu là đau khổ
Ôi tan vỡ cũng chỉ vì hệ số
Phải cam đành ứng dụng một đôi câu
Cho tim anh nghiệm chứng mối tình đầu
Và tìm bóng hình em nơi vô cực
Theo giả thuyết tình ta không đẳng thức
Kết luận rằng hai đứa phải xa nhau
Căn delta không thể tính được đâu
Thôi vĩnh biệt, em yêu xin vĩnh biệt !
Nguồn : http://blog.yume.vn/xem-blog/tho-vui-toan-hoc.nhu_hong.35CDB2C2.html
http://thpt-vinhdinh-quangtri.edu.vn/4rum/viewtopic.php?f=106&t=14
http://cohtran.blogspot.com/2013/01/tinh-toan-hoc.html