Hội Thoại Viễn Liên
(Video Conferencing)
Tài Liệu Thuyết Trình của Nguyễn Mạnh Cường
Giáo Sư Đông Yên Lương Tấn Lực phiên dịch
Mục Lục
1. Nội dung chính
2. Định nghĩa tổng quát
3. Lịch sữ hội thoại viễn liên
4. Lý do phát triển của Hội thoại viễn liên
5. Lý do Hội thoại viễn liên không được ưa thích
6. Lượt đồ hệ thống hội thoại viễn liên
7. Tiêu chuẩn các hệ thống hội thoại viễn liên
8. Những thành tố chính của hội thoại viễn liên
9. ISDN and CODEC
10. Phân loại các hệ thống hội thoại viễn liên
11. Những yếu tố thành công trọng yếu
12. Kết luận
1. Nội dung chính của bài thuyết trình nầy đề cập đến định nghĩa khái quát của kỹ thuật hội thảo viễn liên, những thành tố chính của hệ thống, mhững lợi điểm và những yếu tố mấu chốt quyết định sự thành công, và viễn tượng của hội thảo viễn liên.
2. Định nghĩa tổng quát
• Hội thảo viễn liên sữ dụng những phương tiện truyền thông về hình ảnh và âm thanh để nối kết các thành viên tham luận từ những vị trí địa lý khác nhau vì mục đích hội thảo, huấn luyện, và tham vấn.
• Thành phần tham dự có thể gồm hai người tại hai văn phòng khác nhau (một đối một) để mạn đàm thông thưòng hay ba người trở lên từ những ví trí địa lý khác nhau nhằm mục đích hội nghị viễn liên (đa phương).
• Hội thảo viễn liên không những chĩ để truyền đi những hình ảnh và âm thanh của các thành viên, mà còn để chia sẻ những tài liệu, những thông tin bằng hình, và những phương tiện nhu liệu giúp họ cùng làm việc với nhau trên một tài liệu chung trên mạng (whiteboards).
3. Lịch sữ hội thảo viễn liên
• Hội thảo viễn liên được trình bày lần đầu năm 1968. Hệ thống do AT&T khai triển thất bại vì hình ảnh không rõ và kỹ thuật nén hình không hiệu quả (efficient video compression techniques). Kỹ thuật vận hình thông qua hệ thống điện thoại thường.
• Vào những năm thập niên 1980, ra đời những hệ thống điện thoại định số (digital telephony transmission networks). Kỹ thuật nầy truyền tải hình ảnh và âm thanh đã nén với nhịp độ tối thiểu khoảng 128 kilobit mỗi giây. PictureTel sáng chế hệ thống hội thoại viễn liên đầu tiên sữ dụng kỹ thuật định số hệ phân toàn vụ (ISDN – Integrated Services Digital Network) , thay cho hệ thống điện thoại định hình (Analog) dựa trên định lượng và cường độ. Hệ thống hội htoại nầy sau đó được phát triển nhanh trên toàn thế giới.
• Đến thập niên 1990, hội thoại viễn liên dựa trên kỹ thuật Internet được sáng lập với kỹ thuật nén hình hiệu quả, tạo điều kiện hội thoại viễn liên qua các máy điện toán cá nhân. Hệ thống VTC (Videoteleconference) được phát triển với những dịch vụ và nhu liệu miễn phí như NetMeeting, MSN Manager, Yahoo Messenger.
4. Lý do phát triển của Hội thoại viễn liên
• Đàm thoại sống thực
• Đối tác qua đồ hình là thành tố quan trọng của đàm thoại
• Hội thoại viễn liên hiệu quả mà ít tốn kém
• Giảm thiễu những rủi ro về an ninh, đặc biệt đối với những cuộc điều trần, luận tội, ngôn chứng, và những cuộc họp cơ bản
• Không đòi hỏi di chuyển
5. Lý do Hội thoại viễn liên không được ưa thích
• Các thành phần tham dự cảm thấy không thoải mái trước ống kính
• E ngại về kỹ thuật
• Đôi lúc hình ảnh không được tự nhiên vì màn hình bị nháy hay ánh sáng không tự nhiên
• Đôi khi máy hỏng
• Đòi hỏi chuẩn bị hạ tầng
• Tốn phí hãy còn cao (từ 5000-20000)
6. Lượt đồ hệ thống hội thoại viễn liên
• Một hay nhiều thành viên ngồi trong một căn phòng với hệ thống hội thoại viễn liên
• Một máy camera thu hình các thành viên
• Hình ảnh được chuyển hệ và gởi đi theo hệ thống ISDN (hệ thống định số hệ phân toàn vụ)
• Ở đầu bên kia, hình ảnh đó được giải định lại (re-configured) và chiếu lên màn ảnh truyền hình
• Một dải tần cao (high bandwidth) để cung ứng hình ảnh tốt
• Hầu hết các hệ thống sữ dụng đường giây điện thoại T-1 (cable) hay ISDN
7. Tiêu chuẩn dành cho một hệ thống hội thoại viễn liên theo Hiệp Hội Viễn Thông Quốc Tế (ITU – International Telecommunication Union)
• • H.320 là tiêu chuẩn dành cho các hệ thống hội thoại viễn liên có dải tần hẹp (narrow bandwidth) sữ dụng mạch điện xoay chiều như N-ISDN, SW56, các hệ thống đặc dụng (dedicated networks)
• • H.321 là tiêu chuẩn dành cho các hệ thống hội thoại có dải tần hẹp sữ dụng kỹ thuật ATM (Asynchronous Transfer Mode – Phương thức truyền tải bất đồng hành) và B-ISDN (Broadband Integrated Services Digital Networks – Phương thức truyền tải đồng hành và bất đồng hành đa năng)
• • H.323 là tiêu chuẩn dành cho những hệ thống hội thoại có dải tần hẹp sữ dụng kỹ thuật không đảm bào chất lượng (LAN – Local Area Network, Internet, v.v.)
• • H.324 là tiêu chuẩn dành cho những hệ thống hội thoại có dải tần rất hẹp sữ dụng hệ thống điện thoại thường
• • H.310 là tiêu chuẩn dành cho những hệ thống hội thoại có dải tần rộng và sữ dụng kỹ thuật ATM (Asynchronous Transfer Mode – Phương thức truyền tải bất đồng hành) và B-ISDN (Broadband Integrated Services Digital Networks – Phương thức truyền tải đồng hành và bất đồng hành đa năng)
8. Những thành tố chính của hội thoại viễn liên
• Camera hay Webcam để thu hình và tiếng
• Màn hình computer hay máy truyền hình (computer monitor or television) để phát hình
• Máy vi âm (micro) để thu âm
• Loa gắn vào hệ thống phát hình hay đường dây điện thoại để phát âm
• Hệ thống điện thoại thường hay định số (analog or digital), hệ thống network địa phương (LAN – Local area network) hay Internet để truyền tải dử kiện
• Bộ phận mã hóa/giải mã (CODEC) để hoán chuyển tín hiệu hình và tiếng giửa dạng định hình và định số (between analog and digital signals).
8. ISDN và CODEC
• • ISDN (Integrated Services Digital Network - hệ thốngđịnh số hệ phân toàn vụ) là một kỹ thuật lập hệ (network protocol) bao gồm những dịch vụ điện thoại định số và truyền tải dữ kiện do các hảng điện thoạiđịa phương cung ứng. ISDN phục tráchđịnh số hoá (digitalization) hệ thống điện thoại để truyền tải âm thanh, dử kiện, tài liệu, đồ hình, âm nhạc, phim hình, và những nguồn tài liệu khác qua đường dây điện thoại.
• • CODEC (coder-decoder – mã hóa và giải mã) là yếu tốthen chốt của các hệ thống hội thoại viễn liên. Bộ phận nầy hoán chuyển những tín hiệu định hình (analog signals) nhận từ camera sang dạng định số (digital) và nén chúng lại để gởi đi. Một bộ phận CODEC ở đầu bên kia sẽ hoán chuyển những tín hiệu trên ngược trở lại dạng định số (analog) đế có thể xem trên màn hình.
9. Phân loại các hệ thống hội thoại viễn liên
• • Sữ dụng Personal Computers (máy điện toán cá nhân): Thiết bị dùng cho hội thoại viễn liên qua máy điện toán cá nhân giúp những người tham gia đối tác ngay từcomputer của mình - với các đặc điểm như: số người hiện diện, đối thoại (chat), âm thanh, hình ảnh, và hợp tác trên mạng - nhờ vậy số nhân viên sữ dụng computer để hội thoại sẽ tăng lên.
• • Sữ dụng Laptops điều hành (Executive Laptops): Một hệthống toàn vẹn gồm một camera có độ rõ nét cao (HD Camera), loa và một màn hình phẳng mặt (flat panel display) có thể rộng gấp hai lần màn hình máy điện toán cá nhân (PC monitor)
• • Sữ dụng văn phòng: Nhiều thành viên trong một văn phòng đối tác với những thành viên khác trong một phòng khác
• • Sữ dụng độ rỏ nét cao (High Definition): có thể cung ứng độ rỏ của hình gấp hai lần theo chiều ngang và chiều dọc và phẩm chất gần 10 lần so với các hệ thống cũ,nếu có dải tầng thích hợp (appropriate bandwidth)
10. Những yếu tố thành công trọng yếu
• • Thoả mản những người tham dự
• • Dễ tiếp cận
• • Chất lượng cao
• • An toàn
• • Hiệu quả cao
11. Kết Luận
• • Cơ quan nghiên cứu Wainhouse tin rằng khả năng to lớn mà Internet2 cung ứng sẽ có một tác động ưu thế trên công tác giáo dục viễn liên, và đặc biệt trên việc sữ dụng truyền hình đối tác hai chiều trong lớp học
• • Chúng ta tin rằng các công ty có thể bắt đầu gia tăng việc sữ dụng hội thoại viễn liên để ứng phó với điều kiện di chuyển mỗi ngày một khó khăn hơn do sự tăng giá vé máy bay và nơi ăn chốn ở.