Happy New Year

Chúc quý vị bạn hửu, anh em, độc giả xa gần một mùa Giáng Sinh và Năm Mới vui vẻ và tràn đầy hạnh phúc. NMC

Happy New Year
I wished
We will all have a better year
With less war
Less Conflict
And More....
Love in the Earth
People think about each other more often
In Warm thought
Not Hatred
Less thought about Money
And Fame
They kill the seeds of Love and Happiness
I wish we all share the world
And understand
That we are all gone someday
So what's the point for fighting and jealousy
The world will be less painful
And should be a better place to live
For People with different religions, color of skins
I wish, You wish
And it will become true
Happy New Year!!!

NMC(12/25/2011)

Mừng Chúc Giáng Sinh

Giáng Sinh sắp đến rồi
Mọi người ở khắp nơi
Đều xôn xao chào đón
Mừng Chúa sinh ra đời

Tôi cũng nhớ năm xưa
Lúc tuổi rất còn thơ
Nhìn phố đông nhộn nhịp
Lòng nôn nao không ngờ

Chúa lại sắp giáng trần
Chúc mọi người xa gần
Một mùa Giáng Sinh mới
Hưởng Thiên Chúa Hồng Ân

Hồng Hoa
(12/2011)

Mùa Giáng Sinh

Nhớ Giáng Sinh Năm nào
Cùng bè bạn xôn xao
Thăm nhà thờ, hang đá
Chúa Hài Đồng ngàn sao

Bao mùa Giáng Sinh qua
Năm tháng chẳng chờ ta
Dạo bước trên đường vắng
Chuông nhà thờ xa xa

Giáng Sinh lại về đây
Đèn giăng mắc trên cây
Trời Cali lạnh giá
Buồn, Vui ai có hay

HHL

Bạn với Tôi

Bạn với tôi hai phương trời cách biệt
Bạn ở VN
Tôi ở Mỹ xa xôi
Cũng buồn phiền
Vì vận nước nổi trôi
Và tự hỏi phải làm gì cho đất nước?
Bạn muốn nói
Mà không đươc nói
Toi muốn la Trường Xa, Hoàng Xa là của Viet Nam
Nhưng chẳng ai nghe
Đất nước ta sẽ chẳng ra sao
Nếu toàn Dân Việt không đứng lên đòi thay đồi
Hiện vẫn có những anh hùng dân tộc
Đã hy sinh và đang tiếp tục hy sinh
Nào Công Nhân, Cha Lý và ....các sinh viên học sinh
Tiếp tục đấu tranh đòi tự do và độc lập
Chúng ta biết
Muốn dành lại tư do và độc lâp
Sẽ phải cần
Đóng góp của nhiều người
Chắc chắn là không phải chỉ bạn và tôi
Mà là của muôn triệu người VN yêu nước
Không có đảng phái hay chù nghĩa nào quan trọng
bằng con người và đất nước VN*

NTB
* Đức cha Nguyễn văn Thuận

EM và Cuộc Đời

Khi em tuổi mười ba
Cái tuổi thần tiên mà
Cùng bạn bè tíu tít
Cuộc đời tươi như hoa

Thế rồi em 23
Buồn cuộc tình bay xa
Mắt em vướng lệ nhòa
Em bắt đầu xa nhà **

Khi em vừa 33
Em yên vui chuyện nhà
Nhìn con em khôn lớn
Và thương chồng hết dạ

Bây giờ em 43
Trở về quê thăm Mạ
Gặp lại chàng năm xưa
Nhìn em mắt thiết tha

Chàng ơi đừng hoài mong
Đừng cho không biếu không
Chàng vẫn còn có thể
Làm người khác nức lòng
Em bây giờ là mẹ
Con em vẫn còn trẻ
Hẹn chàng ở kiếp tới
Còn kiếp này đã ...xong
Đừng làm em xiêu lòng
Đời quá nhiều rắc rối
Đừng tạo thêm cơn giông
Làm cho chồng em khổ
Các con em mất mẹ
Em có đành lòng không ???

Thôi quên đi chàng ơi
Cuộc tình đã nỗi trôi
Những tháng ngày xưa củ
Đã qua đi lâu rồi ...
Tình ơi !!!!!

Hồng Hoa
** Vượt Biên

ÁO VU QUY

NMC: Nhà thơ Vũ minh Tuấn có cô con gái đầu lòng lập gia đình. Anh làm bài thơ ÁO VU QUY sau đây. Xin Mời các bạn thưởng thức và Chúc hai cháu Quỳnh Trâm- Kiến Quốc TRĂM NĂM HẠNH PHÚC.


ÁO VU QUY


Phút từ ly con về nhà bên ấy

Bước theo chồng lồng lộng áo vu quy

Làn son tươi tô điểm má xuân thì

Có còn chút luyến lưu thời con gái


Ngày tháng cũ gói tròn xin gửi lại

Tuổi thơ ơi từ biệt, bước chân đi

Hài hôn lễ đưa con rời tuổi mộng

Cha tần ngần nhìn vạt áo vu quy.

(VMT)

Em ở đâu

Trời đã Thu về, em ở đâu?
Mà hoa rơi rụng, sắc phai màu
Mưa rơi lất phất bên khung cửa
Gợi nhớ ngày nào ta có nhau


Em ở nơi nào, có nhớ ta?
Buồn vui nhung nhớ nỗi chia xa
Mới thấy đời sao muôn vạn lối
Sắc không, không sắc, cõi Ta Bà


Đời sao nhiều quá cảnh bể dâu
Biết đến bao giờ bớt khổ đau
Tìm trong hư ảo, đâu chân lý!!!
Vận thế xoay vần, biến chuyển mau
NMC(11/13/2011)

Khúc Tình Ca của chàng Nhạc Sĩ




Thưở biết yêu em anh biết chờ biết đợi
Biết ngắm trời xanh
Biết chọn khúc Tình Ca
Tập hát từng câu
Để tặng em
Trong ngày Sinh Nhât đã qua
Anh thồn thức
Dù tim em băng giá

Đối với em
Anh vẫn còn xa lạ
Khuôn mặt chưa quen
Đôi mắt ưu phiền
Cuộc đời em
Thật khác
Với party, dạ vũ ngày đêm
Còn anh
Anh chỉ là...
Chỉ là gã
Nhạc sĩ nghèo an phận

Anh sẽ viết một khúc ca
Với nhiêu giai điệu
Điệu vui cho em
Những điệu khác về anh
Nốt nhạc rung lên
Dưới ngọn tay anh
Em gần đó mà sao chừ xa cách

Ai Nói Yêu Em Đêm Nay -- Hồ Hoàng Yến




Từng bài nhạc
Từng thề điệu
Anh nhìn thấy em nhảy với sư vui say
Anh lặng im
Chờ khúc nhạc mới trổi lên
Xin tặng em đó tình yêu anh câm nín

HHL
(09/19/2011)

Ngày Lễ Tạ Ơn(ThanksGiving)

Chúc các bạn và thân hửu một ngày Lễ Tạ Ơn vui vẻ và Hạnh Phúc .

Nguyễn Mạnh Cường

NHƯ HƯƠNG NỒNG BỤI PHẤN


 
Cô gái nhỏ mơ trường Nha ngày trước

Giờ làm cô tập giảng ở bục cao

Đâu phải ngẫu nhiên mộng ước ngày nào

Em đem gửi vào những đàn em nhỏ


Tháng mười một không còn hoa phượng đỏ

Em cũng vào buổi tập giảng đầu tiên

Lòng run run như viên phấn ngoan hiền

Em viết tựa, bắt đầu bài thứ nhất


Trang giáo án soạn từ lâu chật vật

Học trò ngồi là thầy, bạn quanh đây

Niềm vui chung nét chữ cũng tròn đầy

Em bỗng thấy ấm lòng như vạt nắng


Chiều ngoài kia vẫn êm đềm bình lặng

Buổi giảng đầu, sao ngượng ngập mê say

Có chút gì trong mắt bỗng cay cay

Mà cứ tưởng như hương nồng bụi phấn

( Vũ Minh Tuấn )

Nắng Sài Gòn dịp lễ Giáng Sinh

Có một lúc nào đó Tuấn ngồi một mình lặng nhìn những tia nắng chiếu qua khe cửa, nhảy nhót trên những nhánh cây và chợt nhận ra là ánh nắng ở Cali về mùa Thu cũng giống như là nắng Sài Gòn vào dịp lễ Noel. Tuấn còn nhớ thuở còn học Trung Hoc ở VN , Tuấn và T chạy xe dọc theo những con đường đẹp và dễ thương của Sài gòn với những hàng cây cao. Vào dịp gần lễ Giáng Sinh tiết trời hơi lành lạnh thế là các cô Nữ Sinh, Sinh Viên diện thêm những chiếc áo len đầy màu sắc làm cho những con đường ở Sài Gòn thêm rực rở.... Nhiều hôm, hai đứa không nói gi nhiều, chỉ lặng lẽ lái xe, ngắm nhìn đường phố. Đôi khi hai đứa chạy xe lại Hồ con Rùa ghé tiệm kem gần đó để nghỉ chân và ăn kem. Có một lúc nào đó từ radio cả hai nghe bài hát nổi tiếng với lời thơ của thi sĩ Nguyên Sa:



Nằng Sải gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặt áo lụa Hà Đông

Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng

........

Với mái tóc cắt ngắn kiểu Sylvie Vartan, đôi mắt nâu to dịu dàng và vóc dáng mảnh khảnh, T đã làm biết bao chàng trai say đắm. Có lần T lại hỏi Tuấn :

Anh có thấy nắng Sài Gòn về mùa Noel đẹp lắm không anh?

Tuấn không trả lời ngay mà nhìn T một lát rồi nói:

Anh không biết, anh chỉ biết là về mùa  Noel thì trời lạnh hơn và đở nắng hơn nên chắc đẹp hơn!!!

T cười nhe hàm răng có hai chiếc răng khểnh xinh xắn và nói

Anh này chả có biết gì cả!!! Về mùa Noel, nắng sài gòn vàng và lung  linh hơn.... Anh nhìn kìa.....

Tuấn chỉ biết cười và không nói gì thêm. T ơi cuộc đời của em thật tươi đẹp và đầy đủ còn tôi thì khác..... Lúc đó là vào những năm 70 chiến tranh xảy ra khốc liệc, đám thanh niên như Tuấn bị gọi động viên nếu học trể hai tuổi cho nên Tuấn phải nhâp ngũ. Tuấn còn nhớ vài ngày trước khi lên đường Tuấn và T chạy xe bên nhau, Tuấn ngập ngừng và hỏi T:

Em có tính đi du học tự túc không sau khi đỗ Tú Tài II?

T chỉ cười nhẹ và nói :

Bố mẹ em muốn em đi du học nhưng em không muốn.....nhưng không phải vì anh đâu nha......
Tuấn chỉ biết lắc đầu cười trừ và chở nàng đi xem phim ở Rex. Hôm đó Rex chiếu phim La valse dans l'ombre(Vũ Khúc trong Bóng Mờ). Lúc ra về Tuấn thấy mắt T hơi ươn ướt nên Tuấn đưa nàng về nhà ngay. Chàng sợ nếu nói gì thêm T sẽ khóc nhiều hơn. Cuộc chiến càng ngày càng xảy ra khốc liệt sau khi Tuấn lên đường nhập ngũ cho tới khi biến cố 75 xảy ra làm Tuấn được giải ngũ ....bất đắc dĩ. Vì mang cấp bực thấp nên Tuấn không phải đi học tập lâu..... Sau đó Tuấn tìm đến nhà T thì mới biết là gia đình nàng đã ra nước ngoài từ lâu rồi.
Từ đó bố mẹ Tuấn tìm đủ mọi cách để đưa Tuấn vượt biên qua Mỹ....... Sau cùng thì Tuấn cũng đến được Mỹ sau một thời gian phải nằm ở trại tị nạn.  Sau đó, chàng cố gắng học hành trả nợ áo cơm bảo lãnh gia đình và các em sang Mỹ và rồi cuối cùng trở thành một thầy dạy toán tại một trường đại học cộng đồng ở Mỹ.
Hôm nay, trước mùa khai trương năm học mới, Tuấn đang ngồi trong văn phòng chuẩn bị bài giảng cho lớp học thì nghe có tiếng gỏ cửa.  Chàng không ngửng đầu lên và chỉ nói :
Come in ,please(Xin mời vào.........)

Một giọng nói ngọt ngào va rất là Bắc Sài Gòn vang lên :
Hello, Xin Chào thầy, em là  N..... Xin đươc hỏi thầy mấy câu........

Tuấn hơi ngạc nhiên vì cô nói với chàng bằng tiếng Việt rất sỏi...... Khoảng chừng 19, 20 tuổi chắc là năm thứ hai đai học.  N hỏi chàng một số câu về chương trình học của lớp toán chàng dạy và số tín chỉ của lớp học và một số info liên quan tới cách học và thi của môn này. Tuấn tận tình hướng dẩn....và nhủ thầm:
"Nếu mình lấy vợ sớm thi con mình chắc cũng lớn như cô này....

Khi đươc trả lời rò ràng N rất là vui vẻ và cám ơn Tuấn. N nở một nụ cười thật tươi với hai chiếc răng khểnh thật duyên dáng ...... Nụ cười và khuôn mặt của N làm Tuấn hơi ngở ngàng .... N giống như là một người đã đi qua cuộc đời của chàng với biết bao là kỷ niệm......

Cho tới một hôm vào tháng 12, Tuấn sửa soạn cho lớp học cuối cùng thi nghe tiếng gỏ cửa. N xuất hiện. N hỏi chàng một số câu về chương trình ôn thi cho kỳ thi cuối khóa(final)... Trước khi N về, Tuấn hỏi thăm một chút về gia đình nàng. N cho biết mẹ nàng sang đây vào năm 75, lập gia đình với bố nàng năm 85 va chỉ có mình cô..... Sau một hồi nói chuyện, N kể cho Tuấn nghe là mẹ rất thích trồng hoa và thích ngắm nhìn hoa trong vườn vào những ngày nắng đẹp rực rở. N cũng nói mẹ hay nói là Nắng Sài Gòn đẹp và lung linh lắm khi vào dịp lễ Giang Sinh mỗi khi kể cho N nghe về cuộc sống Sài Gòn trước năm 1975... Khi nghe N kể, Tuấn dường như biết đó là ai rồi..... Chàng không nói  và hỏi gì thêm mà chỉ chúc N làm bài giỏi và sẽ có một mùa Giáng Sinh vui vẻ với bố mẹ.
Hôm đó trên đường lái xe về nhà, Tuấn thấy lòng buồn rười rượi... Dường như tất cà những kỷ niệm xa xưa lại hiện về trong tri nhớ của chàng .......Đâu đây dường như chàng vẫn nghe tiếng cười của T và câu hỏi của nàng ngày nào:

Anh có thấy nắng Sài Gòn về mùa Noel đẹp lắm không anh?

Tuấn sẽ có câu trả lời cho nàng ......nếu được hỏi bây giờ:

Nắng Sài Gòn về mùa Noel sẽ đẹp hơn nữa.... T ơi nếu có em........
 
Sáng mai thức dậy
Nghe tiếng chim hót
Sương mù dăng kín
Ôm cả núi non
Cầm đàn tôi hát
Khúc hát mỏi mòn
Chiều đến tôi về
Xa lộ đầy xe
Trời như thấp xuống
Nỗi nhớ theo về
Đêm không ngủ iên
Chợt tỉnh giữa đêm
Buồn hiu hắt lạ
Cuộc tình chưa quên
Em nay ở đâu
Ngày đó bên nhau
Còn chăng nỗi nhớ?
Thầm gọi tên nhau
NMC(Nỗi Nhớ)


NMC


Bài giới thiệu về tác phẩm Quỳnh Giao Tạp Ghi của văn kịch sĩ Lê Tuấn

NMC: Xin cám ơn tác giả Lê Tuấn đã cho đăng lại bài viết này. Bài này đã được tâc giả nói chuyện trong buổi ra mắt sách ở toà soạn báo người Việt ở Nam Cali.

Bài giới thiệu về tác phẩm Quỳnh Giao Tạp Ghi của văn kịch sĩ Lê Tuấn

Tôi biết, hay nói đúng là nghe, QG hát từ hồi còn trẻ. Sau này đi vào giới truyền thanh, văn nghệ nên có dịp gặp QG trên đài phát thanh, đài truyền hình. Sang Mỹ thì cũng chỉ gặp lại nhau vài lần vì tôi không giao thiệp rộng, và vì ở xa nên không có cơ hội tham dự những sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, văn nghệ. Khi bạn bè chuyển cho tôi đọc những bài tạp ghi của QG viết trên NGƯỜI VIỆT Online, tôi thấy hay quá,


viết thư khen QG và gửi cho QG những bài tôi viết. Thành ra chúng tôi đã quen nhau hơn 40 năm, trông thấy nhau trên TV, không biết nhà nhau, không biết cả số điện thoại, nhưng lại biết về nhau nhiều hơn qua Internet và email.



Người Việt ta có một câu rất đểu là, “văn mình, vợ người”. Văn mình thì chắc chắn phải hay hơn văn người khác và vợ người khác thì thèm và cho là đẹp hơn vợ mình. Giống như anh chàng Mỹ hay thắc mắc thầm trong bụng: Thảm cỏ nhà ông hàng xóm sao mà xanh hơn thảm cỏ nhà mình thế nhỉ?



Tôi cũng có cái vườn với thảm cỏ xanh và cũng viết được dăm ba cuốn sách, nhưng lúc ngồi ngoài vườn, đọc đến hết trang 415 trong cuốn Tạp Ghi của QG thì tôi ngửng lên nhìn trời, ngẫm nghĩ, ngậm ngùi cho thân phận viết lách của mình một lúc rồi nhìn vào trong nhà, thấy một bóng dáng thân thuộc, cảm thấy câu trên là sai, phải sửa lại thành : “Văn người - Vợ mình”. Cuốn Tạp Ghi của QG chứng minh cho vế thứ nhất. Kim Thanh, vợ tôi có mặt hôm nay, là minh chứng cho vế thứ hai.



Trong cuốn Tạp Ghi gồm 67 bài này, mỗi chữ, mỗi dòng được chọn lựa, đặt xuống, kéo qua, dằng lại một cách cẩn trọng. Những câu, những đoạn mang đầy ý nghĩa, mới, lạ, hơi cao một chút nhưng lôi cuốn người đọc vào những chỗ có lẽ họ không muốn tới nhưng không cưỡng lại được. Quý vị cứ tin tôi đi. Ở vào cái tuổi của tôi, tôi không dễ bị lôi cuốn đâu.



Cuốn Tạp Ghi này phần lớn nói về nhạc nhưng đây không phải là những bài phê bình âm nhạc mà là những cảm nghĩ chân thành của một người yêu nhạc, có một kiến thức rất rộng và đa dạng về âm nhạc, và sống với âm nhạc suốt cuộc đời.



QG viết về những bài hát, những giọng ca cả Việt Nam lẫn ngoại quốc, về những con người đã để lại, không những trong QG mà thôi mà còn ở hầu hết trong chúng ta, một gia sản văn hóa vô giá. Tôi có cái may mắn là đã được quen, được gặp, được nói chuyện với, được biết, được nghe, được xem hầu hết những nhân vật QG nói tới trong cuốn Tạp Ghi. Và mỗi dòng QG viết về từng người, với riêng tôi, là một kỷ niệm.



QG làm tôi nhớ lại từ mái tóc bồng bềnh của Vũ Thành, đến Lê Thương đứng trong lớp vẽ 5 giòng kẻ thẳng tắp trên bảng đen, đến sự nghiêm nghị của Hoàng Trọng, đến tiếng hát một thời ngắn ngủi của Thanh Vũ, đến cái khinh mạn bất cần đời của Phạm Duy, đến tiếng đàn réo rắt của Đan Thọ, đến Phạm đình Chương một tay rượu, một tay thuốc lá lừng khừng trên sân khấu, đến Thái Thanh trong phòng thâu tại đài Tự Do, đến Mai Hương với chiếc răng khểnh, đến Văn Phụng thiếu một chiếc răng cửa, đến Kim Tước trong thư viện nhạc, đến Anh Ngọc người đóng phim Yêu chung với tôi, đến Nghiêm Phú Phi với nụ cười thật khiêm nhượng so với cái tài rất lớn của ông, đến Hoàng Vĩnh Lộc với giọng nói ngập ngừng…



QG còn viết về các nghệ sĩ ngoại quốc từ Tony Bennett đến Yo Yo Ma đến Charles Aznavour đến Maria Callas đến Nữ Hoàng nhạc Soul Aretha Franklin đến Luciano Pavoratti đến Edith Piaf đến Mozart đến “dòng sông xanh” của Strauss…đến sự tích của “trở về mái nhà xưa” – “come back to Sorrento”.



Và khi QG viết về những đề tài này thì “mười phân vẹn mười”, cả đối tượng của bài lẫn văn phong.





Những bài tạp ghi có cùng một mẫu số chung với những tác phẩm tự thuật. Đó là họ thường dùng ngôi thứ nhất – tôi – trong câu văn. QG vì là đàn bà nên được quyền xưng tên một cách rất dễ thương (bạn thử tưởng tượng ra cái cau mày khó chịu của mình khi nghe anh Nguyễn Đình Toàn xưng tên trong bài viết của anh – chẳng hạn như… thay vì “QG cho là”… thì thành “Nguyễn Đình Toàn cho là”….). Nghe nó làm sao ấy.



Chỉ có cái khác là trong các bài tiểu sử tự thuật, cái tôi là chính, là trọng điểm của bài văn. Còn trong những tạp ghi của QG thì cái tôi được dùng một cách rất khiêm nhượng trong việc đưa tới cho người đọc những cảm nghĩ vụn vặt nhưng lắng đọng và đầy ý nghĩa của tác giả về một bài hát, một giọng ca, một nhạc sĩ, một cây đàn, một sự kiện trong lịch sử âm nhạc có thể ai cũng đã từng biết, ai cũng đã từng nghe, nhưng ít khi ngừng lại để suy nghĩ, phân tích và viết xuống.



Và tạp ghi của QG rất chủ quan vì nó đưa ra những nhận định riêng của người viết.



Chẳng hạn như:



-Về bài “Việt Nam Minh Châu Trời Đông” của nhạc sĩ Hùng Lân, QG viết :



“UY NGHI, LẪM LIỆT VÀ NHÂN BẢN NHẤT VÌ PHƠI PHỚI HỒN NƯỚC MÀ KHÔNG SẮT MÁU ĐÒI PHANH THÂY UỐNG MÁU QUÂN THÙ”.



Đã từ lâu tôi vẫn mong một ngày nào đó VNMCTD được chọn làm quốc ca vì thấy bài này hay quá, hùng tráng quá. Tôi chỉ biết là mình muốn mà không biết tại sao. QG đã giải thích cái tại sao đó cho tôi bằng câu trên.



Viết về nhạc sĩ Lê Thương, tác giả của Hòn Vọng Phu và của Tuổi Thơ và Thằng Cuội – Cuội ơi ta nói Cuội nghe, ở trên trăng mãi làm chi… QG viết :



“Ở MỘT HOÀN CẢNH TỐT ĐẸP KHÁC, NƯỚC TA ĐÃ PHẢI CÓ MỘT VƯỜN HOA THIẾU NHI MANG TÊN ÔNG”.



Mấy ai nghĩ đến chuyện vinh danh cho người nhạc sĩ có công lớn với văn hóa này? Tôi nghĩ đây là một nhận xét đầy nhân bản, đầy văn hóa và đầy nghệ thuật.



- Muốn biết tại sao người ta gọi QG là Ca sĩ mà không là “Hát sĩ”? Mà gọi thế là đúng. Quý vị về mở computer xem một vài cái YouTube ghi lại những hình ảnh các ca sĩ trình diễn ngày xưa rồi mở cuốn Tạp Ghi, đọc đến trang 281, thì biết.



Nói về những tác phẩm tạm gọi là “Bán Cổ Điển Tây Phương” của Việt Nam, QG viết:



“ Những nhạc sĩ đó muốn nâng cao trình độ nghệ thuật và mở ra những chân trời khác. Chúng ta thấy họ là những người cô đơn. Họ sáng tác cho chính họ và nhiều khi cũng chẳng mong đợi là tìm ra người tri kỷ trong đám đông”.



QG đã viết dòng này thay cho một số không nhỏ những nghệ sĩ sáng tác, gồm đủ mọi bộ môn văn hóa, nghệ thuật.



-Khi nói về Debussy, tác giả của La Mer, QG nhắc lại một câu trả lời của ông lúc còn bé đi học nhạc: “Nghe thấy sướng là nhạc pháp.” Các nhà phê bình văn học có thể đem văn chương của QG ra mổ xẻ. Nhưng riêng tôi, lúc đọc QG, tôi chỉ biết là: “Đọc thấy sướng là văn phong”.



Khi đọc Tạp Ghi QG, chúng ta còn khám phá ra cái thường được gọi là “những viên ngọc nho nhỏ” trong văn chương. Ví dụ như:



-Đây là một vài dòng nói về bản nhạc “Bolero” nổi tiếng: “Ban đầu nó mơ hồ cất lên từ hư vô, nhưng chỉ sau vài giây đã có gì đó day dứt lay gọi. Sau đó, nó là tiếng sáo bay bổng giữa dàn giây làm người nghe muốn đứng dậy, uốn éo….Nó là một vũ khúc ngày càng dậm dật thôi thúc với nhiều nhạc cụ đan lượn nỗi day dứt ban đầu, rồi cứ trào dâng, lả lơi, mời gọi….”



-Về Văn Cao, QG viết:



“QG cứ buồn mãi về hoàn cảnh đất nước và tâm trạng riêng của ông khiến các ca khúc đã gây xúc động cả CHIẾN TRƯỜNG lẫn TÌNH TRƯỜNG”.



Câu này chúng ta có thể gán cho nhiều nhạc sĩ như…Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Trần Thiện Thanh. Ai cũng biết điều đó nhưng viết thành một câu, dùng những chữ CHIẾN TRƯỜNG lẫn TÌNH TRƯỜNG” như trên chắc chưa ai làm được.



-Trong một bài khác, QG viết: Người hát hay làm thính giả yêu bài ca, làm hồi sinh khúc nhạc, làm lời ca sống mãi…Sau rồi…người ta quên cả nhạc sĩ lẫn ca sĩ, chỉ còn nhớ tác phẩm và những rung động mà bài hát cũ đã gợi lại.



Thật vậy, có những bản nhạc tôi nghe say mê từ hồi còn mê nhẩy đầm và nhớ mãi. Có một bài bắt đầu là: “Yêu nhau trong cuộc đời, mơ duyên tình dài, gắn bó đôi lời.” Lúc đó tôi không biết tác giả là ai, ai hát, chỉ biết tên bài là “Ngăn Cách”. Nhưng khi “Ngăn Cách” được hát lên với giai điệu boston trong vũ trường thì thế nào tôi cũng phải kéo đào ra sàn nhẩy. Bây giờ mỗi lần có “Ngăn Cách” là tôi kéo vợ ra sàn nhẩy.



QG còn cho tôi cơ hội học thêm tiếng Anh. Chẳng hạn như khi cô dùng chữ “Tâm Ca Da Đen” để dịch chữ nhạc “Soul” thì thật là tuyệt vời. Tôi là một dịch giả. Và tôi cũng đã nhiều lần tìm cách dịch chữ “Charisma” một cách thật “nhuyễn” trong tiếng Anh sang tiếng Việt nhưng chưa làm được thì QG đã làm hộ tôi bằng cách dịch chữ này là: “Sự cuốn hút thiên bẩm”. Lại còn thêm dấu chấm hỏi đằng sau như thể không biết mình dùng chữ thế có đúng không. Thank you very much, madam.



-Quý vị thử nghe câu này QG viết về lúc người ca sĩ không còn ca nữa, kịch sĩ không còn đóng kịch nữa:



…Cũng như nghệ thuật nấu ăn, nghệ thuật giã từ sân khấu là phải….để cho đời thèm…”.



Có những đầu bếp thích cho người ăn bội thực thì mới chứng tỏ là mình nấu ăn giỏi. Có những người trình diễn muốn chết già trên sân khấu. Ít người nghĩ như QG. Lại càng ít người thực hiện được ý tưởng trên.



Trong bài Hội Hoa Đăng, nói về nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, QG viết: “Khúc hát càng cao càng hiếm người thưởng ngoạn.” Nếu chúng ta thay hai chữ “Khúc Hát” bằng những chữ như thơ, văn, kịch, tranh, tượng vv…và câu này vẫn đúng.



Tôi muốn dùng một câu tương tự để kết luận về cuốn Tạp Ghi của QG: “Sách của Giao kén người đọc”; cũng như tiếng hát của QG kén người nghe….Nhưng người sáng tác, nghệ sĩ trình diễn không dễ gì đi ngược lại bản chất cố hữu của mình. Và vì thế tôi hy vọng là QG sẽ còn viết nhiều, nhiều nữa. Và hát nhiều…nhiều nữa vì độc giả và thính giả của QG vẫn còn…thèm…



Và cám ơn QG đã cho tôi cơ hội lên đây hôm nay nói chuyện tâm tình với một thành phần khán thính giả rất chọn lọc.

Lê Tuấn

Một buổi chiều của những người muôn năm cũ -- Nguyên Huy

Một buổi chiều của những người muôn năm cũ


Sunday, October 23, 2011 5:49:12 PM


Quỳnh Giao ra mắt sách


Nguyên Huy/Nguyên Huy

Source : http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=138913

WESTMINSTER (NV) - Chiều Chủ Nhật buổi ra mắt “Quỳnh Giao Tạp Ghi” tại hội trường nhật báo Người Việt, Westminster, bỗng cho nhiều người tham dự nhớ đến câu thơ của Thi Sĩ Nguyễn Ðình Liên “Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ” khi thấy trong số người đến tham dự đông đảo có những khuôn mặt một thời nay cũng có mặt như nhà văn Doãn Quốc Sỹ, tài tử Lê Tuấn, nữ xướng ngôn viên Gươm Thiêng Ái Quốc Kim Thanh, hai giọng ca sang cả Kim Tước, Mai Hương, nhà văn “nhạc chủ đề” Nguyễn Ðình Toàn trên đài Quốc Gia Sài Gòn...









Tác giả Quỳnh Giao (trái) cười thật tươi trước một hàng dài độc giả và thân hữu xin ký sách để kỷ niệm. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)



Theo MC Ðinh Quang Anh Thái, có đến 27 thân hữu trong giới văn học, nghệ sĩ xin được ít lời với Quỳnh Giao trong dịp này và cũng có đến 40 ca sĩ xin được đóng góp tiếng hát trong buổi ra mắt sách. Nhưng “xin được bầy tỏ sự cảm tạ đến tất cả những thân hữu này vì thời gian không cho phép” như lời MC Ðinh Quang Anh Thái đã nói hộ cho Quỳnh Giao.


Người được Quỳnh Giao và ban tổ chức “để mắt xanh” đầu tiên là nhà văn Phạm Phú Minh, chủ nhiệm tạp chí Thế Kỷ 21, một tạp chí văn học giá trị ở hải ngoại.



Trước Quỳnh Giao và số thân hữu đến tham dự đông đảo khá là chọn lọc, nhà văn Phạm Phú Minh thú nhận là có “hơi khớp,” nhưng sau đó ông đã phát biểu những nhận định không “khớp” một chút nào.



Ông nói: “Trên báo Người Việt, chúng ta đã từng thích thú khi đọc những bài viết của Quỳnh Giao. Nhưng đó mới chỉ là như cầm có một chiếc đũa. Khi đọc cả cuốn sách của Quỳnh Giao chúng ta mới là cầm được cả bó đũa.”



Chúng ta chắc sẽ đồng ý ngay với nhà văn Phạm Phú Minh rằng ai ai cũng thích âm nhạc nhưng nếu chúng ta nghe mà cảm nhận được âm nhạc thì sự thích thú sẽ phong phú hơn lên rất nhiều. Nhưng để cảm nhận được thì phải hiểu được âm nhạc mà muốn hiểu được âm nhạc thì phải học âm nhạc.









Giữa những người “muôn năm cũ”. Quỳnh Giao (ngồi), tài tử Lê Tuấn (phải), ca sĩ Mai Hương (giữa) và một thân hữu. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)





Nhưng trong đời sống người nghe âm nhạc thì nhiều mà người được học âm nhạc thì có được bao nhiêu. Quỳnh Giao đã lấp được chỗ trống này qua những bài viết của cô trên báo Người Việt và nay thì cụ thể trong cuốn “Quỳnh Giao Tạp Ghi” dầy đến trên 400 trang gom lại hầu hết những bài viết của Quỳnh Giao từ bấy lâu nay.



Nhà văn Phạm Phú Minh khi phân tích về tác phẩm này đã không ngần ngại nói rằng: “Ðó là một cuốn tự điển sống được viết bằng khả năng diễn đạt rất nghệ thuật của một nghệ sĩ tài hoa. Những bài viết của Quỳnh Giao là những diễn đạt của nghệ sĩ trong sáng tác, trong trình diễn và cả trong hòa âm.”



Ðiều đó thật không sai vì Quỳnh Giao là người có đủ thẩm quyền nói được những điều này. Quỳnh Giao được sinh trưởng trong một gia đình mà thân phụ là nhạc sĩ lớn trong nền nhạc Việt từ lúc phôi thai được gọi là “nhạc cải cách” trên các đài Quốc Gia Hà Nội, Huế và Sài Gòn, và thân mẫu của Quỳnh Giao là danh ca Minh Trang cũng trong thời gian ấy. Quỳnh Giao lại còn được thụ huấn trong Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn và đậu thủ khoa khi tốt nghiệp. Chưa hết, Quỳnh Giao còn là một tiếng hát sang cả, chọn lọc trong làng nhạc Việt Nam vì tiếng hát của Quỳnh Giao gợi cho người ta nghĩ đến những không gian làm êm dịu tâm hồn.



Nhà văn Phạm Phú Minh kết luận: “Cuốn sách của Quỳnh Giao không là một tài liệu khô cứng mà cuốn sách là những chỉ dẫn phong phú, những kiến thức rộng rãi, những kỷ niệm thanh cao trong đời người ca sĩ.”



Và nhà văn nhắc nhở nên đọc “Quỳnh Giao tạp ghi” để nghe âm nhạc được phong phú hơn.



Người được Quỳnh Giao và ban tổ chức “để mắt xanh” đến kế tiếp là nhà văn Huy Phương. Nhà văn Huy Phương sau khi kể về thời thơ ấu của Quỳnh Giao mà ông ít nhiều có được liên lạc, chứng kiến, nghe nói tới, và ông kết luận rằng: “Quỳnh Giao là một Công Tằng Tôn Nữ nhưng lại không nói được tiếng Huế” và “Quỳnh Giao khi viết tạp ghi thì cô đã thể hiện cái tôi ca sĩ hơn là cái tôi văn sĩ”.



Tiếp sau hai nhà văn phát biểu, nhiều thân hữu cũng lên chia vui cùng Quỳnh Giao trong dịp này. Một chương trình ca nhạc chọn lọc với những ca sĩ chọn lọc như Kim Tước, Lê Hồng Quang... đã tô thắm thêm cho buổi sinh hoạt của “những người muôn năm cũ” nay đã đem tinh tú tụ hội về đây.



Những người muôn năm cũ ấy là những người đã sống, đã góp tài năng công sức vào nền văn học và nghệ thuật trong dòng lịch sử văn học Việt Nam thời cận đại. Sau khi đất nước bị chia cắt năm 1954, miền Nam được xây dựng lại với nền Ðệ Nhất Cộng Hòa trong đó văn học nghệ thuật được tự do phát triển. Âm nhạc Việt Nam cũng dấy lên từ đó, phát triển đa dạng hơn trước rất nhiều.



Tiếng hát Quỳnh Giao, Mai Hương trong ban Thiếu Nhi Kiều Hạnh rồi sau này trong những ban nhạc được tổ chức đàng hoàng như Tiếng Tơ Ðồng đã đóng góp vào sự đi lên của nền âm nhạc Việt Nam. Sống và làm việc trong bối cảnh lịch sử đó và còn được gia đình hướng dẫn cho một kiến thức âm nhạc tại Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn nên những bài “tạp ghi” âm nhạc Việt Nam của Quỳnh Giao nay được viết lại thì người đọc có thể tin tưởng được rằng ta đang cầm trong tay sự chỉ dẫn đứng đắn và trân quí nhất, vì nó được viết bởi một nghệ sĩ làm văn học nghệ thuật rất trí thức là Quỳnh Giao.



Quí bạn đọc muốn có sách xin hỏi nhật báo Người Việt qua điện thoại (714) 892-1414.



––



Lien lạc tác giả: NguyenHuy@nguoi-viet.com

GUỐC HỒNG, Này Em Áo Trắng Môi Hồng

Nhân đọc bài thơ Guốc Hồng của VMT, tôi viết bài thơ Này Em Áo Trắng Môi Hồng. Xin mời đọc hai bài thơ sau đây:

Guốc Hồng

Áo ai bay trắng sân trường
Guốc ai gỏ nhịp phố phường sớm trưa
Tôi về tìm lại tôi xưa
Còn ai áo trắng đong đưa guốc hồng
Vũ minh Tuấn

Này em áo trắng môi hồng




Này em áo trắng môi hồng
Chân mang guốc nhỏ quai hồng ngày xưa
Ngày nao ai đón ai đưa
Mà nay mưa nắng nắng mưa một mình
Nhớ chăng anh kẻ si tình
Theo em chẳng nói sợ tình bay xa
Nhớ em anh viết bài ca
Tặng riêng ai đó khúc ca ân tình

Nguyễn Mạnh Cường
(10/2011)












Bây giờ là mùa Thu, nhưng đâu ai cấm được ta mơ về mùa Xuân......

NMC : Bây giờ là mùa Thu, nhưng đâu ai cấm được ta mơ về mùa Xuân.

Ta như ai đó mộng tìm Xuân
Xuân mang tươi thắm đến dương trần   
Nàng mang nhân ái gieo muôn lối
Làm đẹp cuôc đời theo dấu chân

Xuân mang hy vọng đến mọi nhà
Tình Xuân chan chứa khắp muôn hoa
Cùng nhau chờ đón mùa Xuân đến

Để tình người lại được bay xa

NMC

Tư tưởng dung thông, chẳng thuộc mùa
Xuân Hạ Thu Đông, cảnh tình ưa
Tứ đại giai không ! Vòng luân chuyển

Thế cục xoay vần, thắng với thua





Xuân sang rạng rỡ sắc muôn màu

Hạ đến chói chan Phương nở mau

Thu về lãng đãng vàng non nước

Đông tàn vạn vật tiếc thương nhau

MC

Ta hồi quá khứ, tìm ai đó
Biền biệt không gian, bất khả dò
Lắng đọng thời gian, dài ai oán
Chèo khua sóng nước, bóng con đò






Trăng Thu lơ lửng bến sông xưa
Tình mịch không gian mấy cho vừa
Xa đưa tiếng sáo lòng thanh thoát
Trả lại thế nhân tấm tình xưa

NC

Ai cũng mong mãi một mùa Xuân
Hoa tươi khoe sắc chốn dương trần

Vạn vật như hồi sinh muôn lối

Xuân về trao nhau tấm tình chân






Xuân sang, Phúc đáo tận muôn nhà

Hương Xuân ngào ngạt, ngất ngây hoa

Lòng lâng lâng, nhịp chân vui đến

Để tình người chan chứa tình xa



MC



 Một mùa Xuân tốt đẹp hơn cho mọi người....... và :
"Từ đây người biết thương người" trong bài nhạc  Mùa Xuân Đầu Tiên của nhạc sĩ tài hoa Văn Cao và giọng hát đầy truyền cảm của nữ ca sĩ Bích Vân. Tiếng đàn vĩ cầm thổn thức và giọng ca  quyện vào nhau như là một. Xin mời độc giả thưởng thức

Dạy Con ở Mỹ



Source of above Picture : Internet
"Có nuôi con mới biết lòng cha me." Đó là câu tôi thường nghe mẹ tôi nói khi tôi còn nhỏ. Ngày nay có con và dạy con ở Mỹ sao thấy nó khó khăn và lo lắng lạ thường. Có lẽ tại vì lúc đó ở VN không có facebook.
Nhiều quí vị phụ huynh trong đó có cả tôi rất là nhức đầu với Facebbook. Tình cờ một hôm nào đó, nếu có dịp lướt nhìn vào môt trong những mẩu đối thoại ở trong trang Facebook cùa con trai hay con gái bạn (với sự đồng ý của các em), bạn sẽ thấy kinh hãi và giật mình. Rồi bạn cũng sẽ như tôi lắc đầu lẩm bẩm "Con nít bây giờ sao mà khôn sớm quá!!!".
Tôi có một người bạn hay gặp uống cà phê ở Bolsa, anh nói với tôi như sau:
"Con trai mình dạo này bận học quá, cháu ngồi suốt ngày làm bài trên bàn Computer... Làm mình với bà xã không dám sai cháu làm việc nhà, phải chia nhau làm hết việc nhà làm mình bận quá không có thì giờ đi uống cà phê nữa....."
Bẳng đi sau một thời gian gặp lại, tôi hỏi anh:
"Dạo này chắc bận việc nhà nhiều?"
Anh cười mếu máo nói:
"Tôi phải ghi danh học thêm Computer để biết xử dụng Facebook và làm... CAM (Công an Mạng!!!)
Thì ra sau khi bà xã tình cờ biết được là cậu con trai của mình chẳng học hành gì cả mà chỉ ngồi chat trong Facebook cả ngày để trốn việc nhà.... anh đuợc lịnh phải đi học thêm về new technology để kiểm soát cậu con yêu quí.... Rõ Khổ!
Mùa hè năm trước, nhân một hôm đi uống cà phê với người bạn Mỹ có con học chung lớp với con gái của tôi, anh nhìn tôi lạ lùng và cho tôi mấy bài thuyết giảng về "Con nít cần phải được vui chơi trong mùa hè". Tôi mỉm cười và nói với anh "Hey, you muốn nói gì nói thẳng ra đi. Đừng úp mở nữa." Thì ra anh nghĩ là tôi sẽ bắt con gái đi học thêm vào mùa hè và không được vui chơi (vì nhiều phụ huynh châu Á bắt con cái phải học thêm mùa Hè).... nên muốn đóng góp ý kiến...
Tôi cám ơn Anh và cho anh biết là con gái tôi chưa bao giờ đi học thêm mùa Hè vì tôi ở xa Bolsa...vv và vvv. Chứng tỏ là nguời bản xứ cũng có nhiều nhận định rất là sai lệch về người VN vì họ dựa trên những nhận xét về người Trung Hoa hay Đại Hàn.
Một chuyện nữa là rất là khó dạy con về lịch sử VN. Có một lần lại nhà bạn, thấy con tôi ngồi coi chương trình phim bộ tiếng Việt của các đài VN với các đứa trẻ khác, bạn tôi kết luận một câu xanh dờn:
"Trẻ em VN rồi sẽ giỏi lịch sử Tàu và Hàn Quốc hơn sử Việt."
Thì ra những bộ phim truyện về lịch sử thường là nói về lịch sử Tàu hay Hàn Quốc, gần như là không có phim về lịch sử VN. Nếu đúng như vậythì buồn quá phải không bạn?
Có dịp đi xuống San Jose, đi xe đò Hoàng tôi ngồi cạnh một Bác lớn tuổi có con ruột và con dâu tốt nghiệp Bác Sĩ, bác than với tôi: "Hồi xưa nó đi học thì mình bận theo kiểu đi học(đưa rước..), bây giờ thì nó ra trường lấy vợ đẻ con thì mình phải xuống phụ nó trông con, dọn nhà vì hai vợ chồng nó làm việc bận quá." Bác ngồi bên cạnh riễu liền:
"Đằng sau người đàn ông VN thành công, luôn có bóng dáng của bố mẹ..."
Xem ra cái job làm bố mẹ kéo dài cho tới khi đi theo ông bà mới thôi.
Đã vậy đôi khi cái xương sườn (bà xã) của mình sẽ làm mình rắc rối, khi tới chỗ dạy dỗ con cái. Nhất là nếu bà xã cùa bạn tới Mỹ khi còn nhỏ tuổi.
Mong sẽ không có cảnh để các em mở đầu bài luận văn Việt ngữ theo kiểu
"Nhà em có nuôi một anh HAI...."

Nguyễn Mạnh Cường

Nỗi Nhớ

Sáng mai thức dậy
Nghe tiếng chim hót
Sương mù dăng kín
Ôm cả núi non
Cầm đàn tôi hát
Khúc hát mỏi mòn





Chiều đến tôi về
Xa lộ đầy xe
Trời như thấp xuống
Nỗi nhớ theo về







Đêm không ngủ iên
Chợt tỉnh giữa đêm
Buồn hiu hắt lạ
Cuộc tình chưa quên








Em nay ở đâu
Ngày đó bên nhau
Còn chăng nỗi nhớ?
Thầm gọi tên nhau






Cali 09/28/2011
Nguyễn Mạnh Cường

Nguoi Em Sau Mong -Tho Luu Trong Lu -Y Van -Si Phu -NNS (HD) 

Steve Jobs (CEO của Apple) - Một thiên tài đã ra đi


1955-2011


Thế là hôm qua sao đã rơi
Steve ơi, thôi nhé giả biệt đời
Có nhớ có thương, đừng vương vấn
Từ nay người đã bỏ cuộc chơi!!!

Steve ra đi để lại nhiều thương tiếc. Anh mất ở tuổi 56. Steve là một thiên tài sáng tạo. Tên anh gắn liền với những sản phẩm cùa Apple như : Iphone, Ipad, Ipod, Mac.... Xin chia buồn cùng gia đình.
Nguyễn Mạnh Cường --- Ngày Ấy

Việt Nam ơi !


 
Hồn thiêng sông núi ! Việt Nam ơi !

Người dân khắc khoải, dạ tơi bời

Non xanh nước biếc, Tình muôn thuở

Gấm vóc giang sơn, biết đổi dời

Thời thế ! Thế thời ! Ôi ! mạt vận !

Anh hùng ! Trở bước ! Những sao rơi

Nao nao mây khói hoài xa thẳm

Man mác hương lòng , chứng chơi vơi


TMT

Ngày nay đôi ngã

Ngày xưa chung một nhịp cầu
Ngày nay ai đã quên câu ước thề
Ngày xưa cùng xóm cùng quê
Ngày nay đôi ngã không kề cận nhau
Ngày xưa áo trắng không mầu
Ngày nay mái tóc hai mầu điểm sương
Ngày xưa tình cũ còn vương
Ngày nay xa cách quê hương nghìn trùng

NMC
(10/02/2011)

adieu jolie candy - Singer : Jean-francois Michael

Dính Chút Cổng trường


Ngày xưa áo trắng sân trường
Duyên chi dun rủi dặm đường tìm nhau
Chào em nắng sớm tình đầu
Chào anh tóc đã điểm mầu gió sương
Bước qua đôi ngã đôi đường
Áo ai dính chút cổng trường ngày xưa
(ThaiNC)

NHƯ MỘT LOÀI SAO BIỂN




Như một loài sao biển
Sáng nay tôi thức dậy
Và nhìn thấy quanh mình
Những nỗi buồn đã lấp hết con sông
Đã đi qua đời tôi như vết nhọn gai hồng.

Như một dòng sông nhỏ
Sáng nay tôi thức dậy
Thấy đời mình quanh co
Ôm hai bờ cát trắng
Và những hạt phù sa
Mãi thương nhớ quê nhà.

Như cuộc tình sắp hết
Sáng nay tôi nhìn lại
Thấy hạnh phúc đời tôi như một bóng cây già
Không sao nở được những đóa hoa
Hay một vùng trái ngọt
Chỉ che đi những cơn mưa rét lạnh
Ôi, những cơn mưa ai đã trút xuống đời tôi.


Như một loài sao biển
Sáng nay trên những vùng nổi sóng
Thấy ngày tháng qua đi như một nỗi ưu phiền.

(Vũ Minh Tuấn)

Mùa Thu Cali


Mùa Thu Cali
Lá rơi đầy sân
Không khí lạnh dần
Từ giã mùa hè
Chờ đón mùa đông
Mùa Thu Cali
Tung tăng đến trường
Bước trên lá vàng
Cây cao tróc vỏ
Ai đứng bên đường
Tiếng chuông trường vang
Mùa thu Ca li
Nhớ buổi chia ly
Nắm tay em khóc
Anh Chẳng nói gì

Thôi nhé anh đi
Phương trời xa tắp
Tàu chạy xa dần
Bóng ai xa khuất





Mùa Thu Cali
Dáng nhỏ đơn côi
Mắt nâu ướt lệ
Làm dau lòng tôi


Mùa thu Ca li
Vội đến vội đi
Cuộc tình bay mất
Giữ nhau mà chi


Cali 09/14/2011 Nguyễn Mạnh Cường



Tiễn Em Thơ Cung Trầm Tưởng Nhạc Phạm Duy Ca Sĩ Tuấn Ngọc

Thu cảm


NMC : Nhân đọc bài thơ của VMT và bài thơ họa cua TNC ờ(MTN), tôi viêt bài thơ này

Cali mùa Thu trời gây gây lạnh
Cali vào Thu nắng cũng đầy vơi
Thành phố ban đêm vắng người hiu quạnh
Nhạc khúc năm nào, nhớ Sài Gòn ơi

Chiều chậm xuống, nắng leo trên con dốc
Phía xa xa, thung lũng cỏ vàng tươi
Nhè nhẹ bay, ở cuối tận chân trời
Đàn chim biển ôi đường về xa quá!!

Nơi cuối dốc, ghé vào thăm quán lạ
Quán về chiều chỉ có mỗi mình ta
Ly cà phê thêm đắng bởi chia xa
Buồn hiu hắt, nhớ ai, cây thay lá!!

Nguyễn Mạnh Cường
09/21/2011 Vào Thu


Tình !

Trong giấc ngủ, em mơ thấy anh
Dáng hiền hòa thêm vẻ thanh thanh
Qua bao năm trông anh vẫn thế
Nở nụ cười, em trong mắt anh

Từ độ ấy, ba sáu năm dư
Chưa một lần nói lời tạ từ
Dư âm xa văng vẳng nơi đây
Như nhắc nhớ  nỗi niềm tư lự

Em tin anh luôn mãi tiếc nuối
Phảng phất anh linh khó khôn nguôi
Như mây theo gió hoài xa thẳm
Mượn đường nhờ gió ngược miền xuôi

Em cảm nhận anh vẫn còn đây
Ẩn hiện lưng chừng với tháng ngày
Có con đom đóm hằng quanh quẩn
Mỗi độ Thu về gió heo may

Anh ra đi trong niềm uất hận
Thoát giật mình, hồn đã lâng lâng
Cố gào thét, không ai nghe tiếng
Âm dương cách biệt, chẳng thể gần

Trần ai một kiếp, trả nợ đời
Trót sinh thân phận lắm chơi vơi
Tình yêu đong đầy hòa nước mắt
Ai bảo sinh chi kiếp con người

Chẳng biết thân tàn anh nơi đâu
Đất nước gió lửa khoi mạch sầu
Hồn trả hư không, thân cát bụi
Khí phách hiển thân, thoát khổ đau

Trong hư không, ta luôn có nhau
Phân thân cùng khắp, có gì đau
Mười phương cảm ứng, thân liền hiện
Nhìn nhau như thể tự hôm nào .

Đỗ Thị Dung

Khúc Tình Ca của chàng Nhạc Sĩ




Thưở biết yêu em anh biết chờ biết đợi
Biết ngắm trời xanh
Biết chọn khúc Tình Ca
Tập hát từng câu
Để tặng em
Trong ngày Sinh Nhât đã qua
Anh thồn thức
Dù tim em băng giá

Đối với em
Anh vẫn còn xa lạ
Khuôn mặt chưa quen
Đôi mắt ưu phiền
Cuộc đời em
Thật khác
Với party, dạ vũ ngày đêm
Còn anh
Anh chỉ là...
Chỉ là gã
Nhạc sĩ nghèo an phận

Anh sẽ viết một khúc ca
Với nhiêu giai điệu
Điệu vui cho em
Những điệu khác về anh
Nốt nhạc rung lên
Dưới ngọn tay anh
Em gần đó mà sao chừ xa cách

Ai Nói Yêu Em Đêm Nay -- Hồ Hoàng Yến





Từng bài nhạc
Từng thề điệu
Anh nhìn thấy em nhảy với sư vui say
Anh lặng im
Chờ khúc nhạc mới trổi lên
Xin tặng em đó tình yêu anh câm nín

HHL
(09/19/2011)

TÌNH THƠ

Trần Hồng Cơ

Tôi yêu nàng thuở đầu xanh tuổi trẻ ,

Một mối tình thơ không chút muộn phiền .

Chẳng so đo , đâu tính toán bạc tiền ...

Mà cây tình ấy vẫn đơm hoa kết trái .





Chúng ta chỉ hẹn hò nhưng chưa hề áy náy ,

Có hề chi hai ánh mắt đợi chờ ?

Bàn tay nào thơm mùi mực viết học trò ,

Đã nắn nót thả câu thơ sai vần và lỗi nhịp .





Những sáng tinh mơ trên con đường đi học ,

Nàng vẫn bên tôi thủ thỉ nỗi ước mơ .

Không cô đơn khi lỡ bước lúc bơ vơ

Tuổi còn bé nên tôi chẳng biết gì để nói .







Những lúc học hành mệt nhoài buổi tối

Nàng ngồi bên khung cửa sổ đầy hoa

Mỉm nụ cười lặng lẽ

dưới đôi cánh ánh sao sa

Tôi như thấy trái tim bừng sống lại .







Rồi thời gian trôi đi ,

cuộc đời gió bụi .

Những cơn lốc xoáy

giật tung từng mái ấm gia đình .

Tôi đánh mất tình nàng trong cuộc mưu sinh ,

Để tồn tại trong hành trình đầy khắc nghiệt .





Bạn có biết không ?

Ôi cái đói cồn cào trong da thịt

Những lúc xé lòng thèm khát được ăn no .

Làm thế nào để giữ mối tình thơ ?

Đành rơi nước mắt chia tay người yêu cũ .







Chỉ cần ít thôi một đôi điều là đủ ,

Tôi vẫn cô đơn nhưng không thể đợi chờ .

Trái tim quen kiêu hãnh nay đã hững hờ ,

Nàng vắng bóng rồi tôi cũng cúi đầu im lặng .







Bàn tay ấy nay cầm viên phấn trắng ,

Quên mất đi những nét bút ngày xưa .

Không còn nhịp thở thổn thức những vần thơ

Không còn tìm được tình nàng trong trang giấy .







Rồi một đêm khuya ngồi suy nghĩ một mình

bóng dáng người xưa bỗng tràn đầy trong ký ức .

Sao tôi vẫn thấy nàng .

Phải , nàng thơ vẫn sống trong hiện thực .

Sau những nhọc nhằn vất vả cuộc mưu sinh .

Tôi vẫn nắm được tay nàng ,

tình thơ ơi với đôi tay sần sùi cơm áo .











Sớm mai nghe tiếng chim trong vườn ,

15/09/2011



11:53 PM




Đọc Thơ Tường Vi

Tình cờ qua MTN, tôi được đọc thơ Tường Vi. Thơ TV có khi lãng mạng, nhẹ nhàng,Có khi lại sâu thẳm, ưu uẩn và buồn một cách dịu dàng, như những câu sau đây:
.......
đưa tay chắn giữ từng rung động
hệt như cơn địa chấn trá hình
tình yêu len lỏi vào giấc mộng
dù lòng khẽ dặn hãy làm thinh
.....

(Khi Trái Tim Bắt Đầu Đáng Nghi)
http://ntuongvi.wordpress.com/2011/08/24/trai-tim-dang-nghi/

Vân Nam
http://ntuongvi.wordpress.com/2011/09/09/mayphuongnam/

mây trắng trôi về phương nam
lãng đãng tình yêu… đầy vơi nỗi nhớ…
bên này bên kia
phải đâu là ngăn cách!
mây trắng bay về phương nam
không ai hiểu, chỉ anh và em hiểu…

.....

Bài Khiêu Vũ Đầu Tiên
http://ntuongvi.wordpress.com/2011/08/29/bai-khieu-vu-dau-tien/

ở một nơi rất đông người
em chỉ nhìn thấy anh
giữa không gian đầy màu sắc và âm thanh
tiếng thở của thời gian
cái nắm tay vụng về
và ngập ngừng ánh mắt…
ở một nơi rất đông người
ta chỉ nhìn thấy nhau
từ bài khiêu vũ đầu tiên
giữa chúng mình đã cháy lên ngọn lửa
để mãi mãi về sau
còn trong nhau một điều day dứt…



Thơ TV cũng có nhiều nhạc tính vì chất chứa nhiều giai điệu như bài thơ Guốc Tím...
Có phỏng vấn, TV cũng cho một số ít info về nàng.... nhu la:

Thích nghe nhạc Pháp, văn Pháp ngay ở trong nhạc thường rất lãng mạn.
Làm thơ từ hồi nào không nhớ....
Đọc sách tiếng Pháp (cũng là vì thích văn chương Pháp lãng man).


Xin mời độc giả thưởng thức thơ của Tường Vi... 
GUỐC TÍM
http://ntuongvi.wordpress.com/2010/10/23/guoctim/

guốc tím ngày xưa thơ mộng
sớm mai cỏ lá ngẩn ngơ
ơi con đường dài đi học
một thương, hai nhớ, mười chờ

guốc tím làm hai phố nhỏ
tương tư, kẻ đón người đưa
tóc rối tìm vai mắc cở
sợi quên sợi nhớ cũng thừa

guốc tím rủ nhau ra phố
gót hồng theo đất trổ hoa
đôi tà hương bay với gió
chiều nghiêng, nắng biếc nhạt nhòa

guốc tím một thời đi học
lê mòn từng bước thấp cao
ghế đá in từng kỷ niệm
lỡ mai đời sống chắt chiu

bây giờ tặng nhau guốc tím
bụi thời gian màu lãng quên
thương từng đường vân guốc mỏng
tìm quanh …ơi dấu chim khuyên !….

tường vi
(2001)



Ngày, Khi Xa…
http://ntuongvi.wordpress.com/2010/08/29/ngay-khi-xa

yêu lơ đãng cho ngày xanh cỏ biếc
yêu đậm đà cho trời đất hoan ca
hai góc phố là trăng sao biền biệt
yêu ngại ngần rồi cũng phải chia xa

trăng đáy nước vỡ tung ôm lòng phố
em dòng sông khao khát một đợi chờ
khua bóng nước chở về tim nỗi nhớ
bởi dịu dàng là những buổi tiễn đưa

con mắt vẫn đăm đăm triền dốc thả
ơi con đường hun hút dấu chân quen
ngày chếnh choáng khép dần theo hơi thở
trên tay người tình nhen nhúm đã lên

rồi cũng sẽ qua mau ngày rất hạ
mắt rất thu, vùng tóc gió sang mùa
ngày, khi xa, mây trùng vây hối hả
và đất trời ray rứt một cơn mưa…

-tường vi


NMC(09/2011)

BÀI THƠ THÁNG TÁM

Vũ Minh Tuấn


Tháng Tám còn là mùa Thu không ?

Trời nắng Thu hong má em hồng

Sao tay em vẫy bao chiều gió

Về thổi những lòng trống mênh mông.


Sao mắt em không là trăng sao

Tóc em không là giấc chiêm bao

Ru ai vào giữa đời xa lạ

Còn biết thương em nhớ phương nào.


Sao em không gọi vội chiều mưa

Để tiếng em vang những âm thừa

Cho ai còn đứng trong chiều vắng

Nghe lòng run một mối duyên xưa.


Tháng Tám còn là mùa Thu không ?

Còn ai xưa nhớ má em hồng

Còn ai về giữa trăm chiều gió

Thấy lòng buồn như ngọn thu phong.

Ngày Ấy Chờ Em

Tôi đến chờ em một buổi chiều
Sân trường ngày ấy vắng cô liêu
Hoa rơi lác đác bên thêm vắng
Lãng đãng xa xa vài cánh diều

Vang vọng đâu đây một khúc ca
Tiếng đàn réo rắt bản tình ca
Lời trong câu nhạc nghe say đắm
Điệu khúc Tango sao thiết tha

Ô hay trời đã quá về chiều
Mà Sao chẳng thấy bóng người yêu?
Nhạc khúc chừng nghe thêm thồn thức
Thấp thoáng từ xa dáng yêu kiều

Ngày ấy bây giờ đã bao năm?
Cuộc sống qua đi với thăng trầm
TIm tôi vẫn nhớ ngày xa ấy
Khúc nhạc hôm nào em nhớ không?

NMC




Anh biết em đi chẳng trở về

Bài thơ của Thái Can qua nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc
Ca sĩ: Vũ Khanh-- Trung Tâm Asia



Back to Sorrento(Trở Về Mái Nhà Xưa) sing by Andrea Bocelli

Em mãi là hai mươi tuổi ---- QUANG DŨNG

NMC :Khi Ta hai mươi bạn ơi.........Cái tuổi thật đẹp...... Nhưng đối với nhà thơ Quang Dũng,
nàng bao giờ cũng ở tuổi hai mươi, yêu anh hào hiệp. Một bài thơ khó quên cho những người nay không còn là tuổi hai muơi. Em mãi là hai mươi tuổi,Ta mãi là mùa xanh xưa,Giữ trọn tình người cho đẹp........

Em mãi là hai mươi tuổi

Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Những cây ổi thơm ngày ấy
Và vầng hoa ngâu mưa thu
Tóc anh đã thành mây trắng
Mắt em dáng thời gian qua...
Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Giữ trọn tình người cho đẹp
Ơi! Con đường xưa
Những mùa trút lá­­­­­
Cành bàng mồ côi
Cổng cũ rêu phong ý đợi người
Ơi! Con đường xưa
Men vườn ổi thơm
Em tuổi hai mươi
Yêu anh hào hiệp
Bỏ em, anh đi
Đường hai mươi năm
Dài bao chia ly
Có những vợ chồng
Không là trăm năm
Mà tình yêu thương
Sông ơi! Dài sao
Rộng ơi! Biển cả
Thôi em nước mắt
Đừng rơi lã chã!
Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Giữ trọn tình người cho đẹp.

QUANG DŨNG






Everly Brothers - All I Have To Do Is Dream




               Khi ta hai mươi

Khi ta hai mươi, yêu thương có trong ta chơi vơi
Nghe trong tim hát lên bao câu ca
Chứa chan ngập tràn đầy niềm vui,
Lòng nhớ ghi trong cuộc đời (... chớ có quên...)

Khi ta hai mươi, ta yêu gió, yêu mây xa xôi,
Ta yêu sông nước mênh mông muôn nơi
Ðó đây ngập tràn đầy niềm vui,
Lòng nhớ muôn đờị..

Sẽ nhớ mãi nhớ mãi, khi hai mươi hai mươi,
Toàn là niềm vui trong lòng
Sẽ nhớ mãi nhớ mãi, ước gì
Ðược sống mãi tháng năm mộng mợ..

Khi ta hai mươi, ta mong ta nhớ khi ta hai mươi
Ta luôn ghi nhớ môi hôn đam mê
Ngất ngây ngập tràn đầy niềm vui
Lòng nhớ ghi trong cuộc đờị..

{ Repeat Refrain }

When I want yoụ.. in my arms, when I want you
And all your charms, whenever I want you
All I have to do, is dream (dream dream)

Dream dream dream, when I feel blue,
In the night and I need you,
To hold me tight whenever I want you
All I have to do, is dream (dream dream...)

I can make you minẹ.. taste your lips of winẹ..
Anytimẹ.. night or daỵ..
Only trouble is... Jeez whiz, æm dreaming my life awaỵ..

I need you so, that I could die,
I love you so, and that is why whenever I want you
All I have to do is dream (dream dream)...

All I have to do is dream... (when...) dream...

Con Số 5

Con Số 5

Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh và Giáo sư Nguyễn Phú Thứ

Source :http://anhduong.net/LinhTinh/Aug06/ConSo5.htm


NMC: Toán học lúc nào cũng khô khan và rất là khó khăn khi đưa vào văn chương. Nhưng dưới bài viết sau đây của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh và giáo sư Nguyễn Phú Thứ chúng ta sẽ thấy sự kỳ diệu của con số 5 và những liên hệ của nó trong cuộc sống.

Phàm người đời thường cho rằng, tất cả hiện hữu có được trên quả đất này từ con người đến thú vật cũng như cây cỏ và vật dụng...đều có số hết cả. Có nhiều con số đáng cho chúng ta suy ngẫm. Riêng đối với con người, khi lọt lòng mẹ sanh ra cũng tính bằng con số, bởi vì, từ khi người mẹ thụ thai đến khi lọt lòng mẹ phải mất một thời gian khoảng 9 tháng 10 ngày, rồi khi ta lớn lên đến khi lìa đời cũng phải mất một thời gian dài hay ngắn, nếu người chết có số tuổi cao xem như chết già tức có số trường thọ, còn trái lại, người đó chết tuổi thấp xem như chết non tức có số chết yểu, hoặc người sanh ra được số sung sướng giàu sang phú quý hay bị số bất hạnh, nghèo khó. Điều đó ta gọi số mệnh. Vì luận đoán số mệnh đưa vào tuổi thọ, tức là thời gian dài hay ngắn, và tiền của nhiều hay ít hoặc phúc trạch là có đông con cái hay không nên người ta phải có những con số để đo lường. Do vậy, con số đó là gì?

Nhận Định chung về con số 5

Nếu chúng ta xét cho kỹ, thì thấy con số đó chỉ là con số chẵn hoặc con số lẻ đã được các nhà khoa học tìm ra cho chúng ta sử dụng sau này, nhưng nó chỉ đóng khung 10 con số căn bản. Đó là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 (bởi vì, số 0 cũng là con số) . Từ đó, chúng ta ghép nối để có những con số lớn hơn. Đây là, năm con số chẵn 0, 2, 4, 6, 8 và năm con số lẻ 1, 3, 5, 7, 9. Viết đến đây, chúng tôi lại nhớ : Căn cứ theo Hà Đồ Tiên Thiên Bát Quái gồm có 10 con số là : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10. Nhưng được phân định như sau :

Năm con số dương = Trời, tức số lẻ như đã dẫn ở trên là : 1, 3, 5, 7, 9. Nếu chúng ta đem cộng tất cả những số này thì có kết quả như sau : 1+3+5+7+9 = 25.

Năm con số âm = Đất, tức số chẵn như đã dẫn ở trên là 2, 4, 6, 8, 10 (vì 1 ghép nối với 0 = 10) . Nếu chúng ta đem cộng tất cả những số này thì có kết quả như sau : 2+4+6+8+10 = 30.

Nếu chúng ta cộng kết quả của số dương và số âm thì có được như sau : 25 + 30 = 55. Con số này gồm chung cả thiên địa rất công bằng, vì mỗi thiên và mỗi địa đều có 5 lại tương đắc, công bằng với nhau, vì : "Thiên số ngũ, Địa số ngũ, ngũ vị tương đắc nhi các hữu hiệp" (Số trời có năm số, số đất có năm số, năm ngôi cùng tương đắc mà điều hạp nhau). Ngoài ra, theo Lão Tử đã viết: "Nhứt sanh nhị, nhị sanh tam, tam sanh vạn vật" và theo Kinh Dịch đã viết :"tam thiên, lưỡng địa" (bởi vì, tiên âm hậu dương) tức Trời 3, Đất 2. Từ đó, người đời thuờng nói : "Trời cao, Đất rộng" hay "Trời tròn, Đất Vuông" là thế đó. Nếu chúng ta cộng Trời 3 là dương với Đất 2 là âm thì nó có số thành là 5 và cộng thêm vạn vật 2, thì trở thành 7 tức con số tối đa của số nguyên tố trong các con số lẻ đầu tiên, kể từ 1, 3, 5, 7 đến 9, bởi vì con số 9 không phải là số nguyên tố, vì nó có thể chia chẵn làm ba lần, với 1, với 3 và với 9.

Hơn nữa, nếu chúng ta để ý lấy số lẻ của 5 số dương là : 1, 3, 5, 7, 9 đem cộng lại như đã thấy ở trên, có kết quả là 25 và rồi lấy số 25 tức 2 với 5 cộng lại thì lại có kết quả : 2 + 5 = 7, thì cũng có kết quả là 7.

Trong bài này chúng tôi đặc biệt viết về con số 5, vì nó là kết hợp của Trời (3) và Đất (2). Từ ngàn xưa theo các kinh điển, người ta đã có những nhóm gồm 5 phân tử như sau :

Ngũ quan gồm có : Tai (nhỉ ), Mắt (mục), Mũi (tị ), Miệng (khẩu ), Lưỡi (thiệt ); Ngũ phước gồm có : Phú (giàu có), Thọ (sống lâu), Khương ninh (sức khỏe), Du háo Đức (đức hạnh), Khảo chung (trọn thân sống); Ngũ Hành gồm có: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; Ngũ cúng gồm có : Hương, Đăng, Trà, Hoa, Quả; Ngũ Thường gồm có : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín; Ngũ giới cấm là 5 điều ngăn cấm của đạo Phật đối với người Phật Tử là: Sát sanh, Đạo tặc, Tà dâm, Uống rượu, Nói dối. (Nếu chúng ta nhìn kỹ và so sánh Ngũ Thường của Nho Giáo và Ngũ Giới của Phật Giáo thì thấy có sự liên hợp giống nhau, bởi vì : Nhân = Không sát sanh; Nghĩa = Không đạo tặc; Lễ = Không tà dâm; Trí = Không uống rượu và Tín = Không nói dối) ; Ngũ Quả gồm có các trái cây như : Mãng cầu, Chùm sung, Dừa tươi, Đu đủ, Xoài v.v.

Ngoài ra, con số 5 là con số kết hợp Trời và Đất, bởi vì tam Thiên, lưỡng Địa và một đặc điểm đáng lưu ý nữa, trong dân gian mình thường tín ngưỡng cứ mỗi tháng có 3 ngày kỵ xuất hành. Đó là, theo câu ca dao :

Mùng năm, mười bốn, hăm ba,
Đi chơi cũng lỗ, lọ là đi buôn.

Nhưng nếu chúng ta bình tâm mà xét theo con số thì có kết quả ba ngày ấy cũng là số 5, bằng chứng là con số 14 tức 1 và 4, nếu đem 1+4 = 5. Con số 23 cũng vậy, tức 2+3 = 5. Do vậy, 3 ngày đó đều có số thành là 5.

Nhiều tổ chức và kiến trúc thời cận đại cũng có căn bản là số 5. Chẳng hạn như :

- Cơ quan đầu não quân sự lớn nhất thế giới được đặt ở Ngũ Giác Đài.

- Nói về quân sự, khi có binh lực thật mạnh, người xưa chia việc chỉ huy ra cho năm quân là: tả quân, hữu quân, tiền quân, hậu quân và trung quân. Dưới thời nhà Nguyễn, chức vụ võ quan cao cấp nhất là Chánh Võ Nhất Phẩm được gọi là "Ngũ Quân Đô Thống".

- Nếu thời xưa là cái gì thuộc dĩ vãng, cổ hủ thì trở lại nói chuyện ngày nay. Tại Hoa Kỳ khi được vinh thăng cấp bậc Thống Chế tột bực trong quân đội như Dwight David Eisenhower (1890-1969) thì được dùng 5 ngôi sao cho cấp hiệu.

Trong vạn vật, con số 5 cũng luôn luôn được hiện hình như theo luật thiên nhiên của tạo hóa.

- Nhiều loài hoa hồng quý giá, hay cả những hoa thường như hoa dâm bụt, khi nở cũng xoè ra năm cánh.
- Ngôi sao bể là một loài thủy tộc cũng có năm nhánh thay vì bốn nhánh hay sáu nhánh.
- Một quả khế cũng có năm khía chìa ra như muốn mời mọc con người tiền sử lần đầu tiên nếm thử mùi vị chua nồng của loại trái cây mới.
- Con người ta lúc đầu tiên tập đếm cũng chỉ tới số 5, vì dùng đầu ngón tay cũng chỉ tới được năm ngón.
- Khi loài người bắt đầu thu nhập những âm hưởng của thiên nhiên, tiếng chim hót thông reo, tiếng gió thoảng bên khe núi và tiếng suối chảy lưng đèo, để đặt ra cung bậc, cũng xếp thành năm cung là : Cung, Thương, Giốc, Trủy và Vũ. Như tả về tài đánh đàn của Kiều, cụ Nguyễn Du đã viết:

"Cung thương lầu bực ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương"

Khi tả đến đoạn nàng Kiều gẩy đàn cho Hồ Tôn Hiến nghe, cụ Nguyễn Du cũng viết là:

"Bắt nàng thị yến dưới màn,
Giở say lại ép cung đàn nhật tâu.
Một cung gió thảm, mây sầu,
Năm cung giỏ máu năm đầu ngón tay"

Ở đây còn nhiều loại khác để chỉ con số 5 không thể kể ra hết được (Độc giả cần tìm hiểu thêm xin tìm đọc quyển thượng từ trang 419 đến trang 423 của tác phẩm Tìm Hiểu Tử Vi Đẩu Số và Địa Lý của Nguyễn Phú Thứ).

Số 5 trong hình học

Trong thiên nhiên, những hình có vẻ đẹp tuyệt vời, thường là những hình được nẩy sinh từ nguyên thủy. Những thí dụ ta nhìn thấy hàng ngày là hình tròn trong mặt phẳng và hình cầu trong không gian. Người tiền sử khi ném một hòn đá xuống mặt hồ sẽ thấy những gợn sóng lan ra như những vòng tròn đồng tâm. Mặt trời, mặt trăng trông cũng có hình tròn, nhưng thật ra là những hình cầu tức là hình tròn trong không gian ba chiều. Ngoài hình tròn ra, trong mặt phẳng, những hình nhiều cạnh đều cũng là những hình đặc biệt. Trước hết ta có hình tam giác đều ba cạnh và hình vuông có bốn cạnh đều nhau. Sau đó đến hình năm cạnh đều và hình sáu cạnh đều. Hình năm cạnh, hay cũng còn gọi là hình năm góc, hay là hình ngũ giác có nhiều tính chất siêu việt hơn là hình sáu cạnh, mà ta cũng còn gọi là hình lục lăng.


Để chứng tỏ tính chất thiên nhiên của hình ngũ giác ta chỉ cần lấy một băng giấy rồi thắt chéo lại thì sẽ có được một hình ngũ giác đều.





Muốn gấp giấy thành một hình lục lăng đều thì phải hoặc là dùng hai băng giấy hay là phải dùng một kiểu gấp cầu kỳ hơn nữa, và điều này chứng tỏ rằng hình ngũ giác thật là một hình thiên nhiên tạo thành. Theo lẽ tự nhiên của số học, ba con số 3, 4 và 5 phải đi liền với nhau. Cũng vì vậy mà mấy ngàn năm trước đây, người ta đã tìm ra hệ thức là "tổng số bình phương của hai số 3 và 4 sẽ cho ta bình phương của số 5" tức là :



Cũng vì sự suy luận sau 3 và 4 phải tới 5 mà Pythagoras đã tìm được định lý rằng : "một tam giác có cạnh tỷ lệ theo những số này phải là một tam giác có góc vuông"

Cách đây ba ngàn năm, người Ai Cập và vào khoảng hơn 500 năm trước công nguyên, nhà toán và triết gia Hy Lạp là Pythagoras đã biết được rằng có ba cố thể mà tất cả các mặt đều có những hình có cạnh đều bằng nhau là hình tháp bốn mặt, hình tám mặt, ở hai cố thể này mỗi mặt đều là những hình tam giác đều bằng nhau và hình thứ ba là hình lập phương có sáu mặt, mỗi mặt đều là những hình vuông bằng nhau. Tới thời triết gia Hy Lạp là Plato vào khoảng 428-348 trước công nguyên thì chứng minh được rằng chỉ có năm cố thể có mặt đều nhau. Hai cố thể sau cùng như trên hình vẽ bên đây là cố thể có 20 mặt, mỗi mặt là những hình tam giác đều bằng nhau và cố thể có 12 mặt, mỗi mặt là những hình ngũ giác đều bằng nhau. Ta nhận thấy không những là chỉ có 5 cố thể hình đều, mà những mặt đều lại chỉ có thể là những hình 3 cạnh, 4 cạnh và 5 cạnh đều mà thôi. Năm hình đã tìm được ra, được gọi là năm cố thể đều của Plato.




Con số Vàng

Ba con số đầu tiên là 1,2 và 3 hay được người Á Đông chú ý đến. Ngoài số 1 là đơn vị, thường cùng để chỉ một ngôi vị chí tôn, người ta hay dùng số 2 để chỉ Đất và số 3 để chỉ Trời. Căn nhà Việt Nam khi xưa thường cất có 3 gian, 2 chái, bao gồm có sân hoa ở giữa. Như thế có nghĩa là thuận hòa được cả Trời và Đất. Về kích thước thành hình chữ nhật, người ta thường dùng khuôn khổ cho khung cửa khi xây cất nhà, hay kích thước lá cờ biểu tượng cho quốc gia, theo tỷ số 3/2, nghĩa là nếu lấy chiều ngang là 2, thì chiều dài phải là 3 đơn vị. Hình chữ nhật mà có cạnh theo tỷ số 3/2 = 1,5 thường được coi như là một hình đẹp mắt.

Sự thực, tỷ số lý tưởng nhất về phương diện mỹ thuật, lại là một số vô tỷ, nghĩa là không bằng tỷ số của hai số nguyên nào. Số này gọi là số vàng, biểu ký bằng mẫu tự Hy Lạp là :

Φ = 1,618033... đã được biết đến và được áp dụng trong sự kiến thiết dinh thự cách đây 25 thế kỷ.

Vào thế kỷ thứ 13, một trong những nhà số học của thời Trung Cổ này là Leonardo da Pisa (1175-1250) và được gọi tên là Fibonacci, theo tiếng Ý có nghĩa là "Con trai của ông Bonacci". Toán học ở thời đại này thì thực ra không tạo được nhiều điều đặc biệt để lưu lại hậu thế, nhưng tình cờ Fibonacci lại tìm ra được một số liệt, tức là một giẫy số, khá trùng hợp với sự cấu trúc của tạo vật như sau : 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144 . . .

Muốn biết số liệt này thì bắt đầu bởi số 0 và số 1, rồi kể từ số hạng thứ ba trở đi, mỗi số hạng lại bằng tổng số của hai số hạng đứng trước. Bạn đọc có thể coi số liệt ở trên để kiểm lại định luật viết số liệt chúng tôi vừa kể.

Liệt số này hay được gặp ở thiên nhiên. Nhiều nhà thảo mộc học đã tìm ra rằng các cây hay nụ hoa nở trên một cành thường nẩy mầm theo số liệt Fibonacci. Muốn dễ hiểu, ta lấy những số Fibonacci 3, 5, 8, 13 thì sẽ thấy là nhiều giống hoa đã chọn những số này là số các cánh hoa. Một thí dụ đặc sắc nhất là sự bố trí các hạt trên mặt hoa hướng dương, hay còn gọi là hoa quỳ (Tournesol)




Những hạt trên mặt hoa được xếp theo những hình xoán ốc rất đặc biệt trong toán học gọi là những hình xoắn ốc Logarit. Như trên hình có những đường xoắn theo chiều kim đồng hồ và những đường xoắn theo chiều ngược lại. Điều kỳ lạ là số đường xoắn thuận và số đường xoắn nghịch không bằng nhau mà lại theo như số liệt Fibonacci. Chẳng hạn hoa nhỏ có 13 đường xoắn theo chiều thuận và 21 đường xoắn theo chiều nghịch. Hoa lớn có thể theo những số (34, 55) và người ta cũng đã tìm được những hoa thật lớn có số vòng thuận và nghịch theo liệt số Fibonacci (89, 144).

Một sự trùng hợp tự nhiên nữa là nếu ta lấy ba số liên tiếp trong số liệt số Fibonacci rồi lấy tích số của hai số đầu và cuối rồi trừ đi bình phương của số ở giữa thì sẽ được +1 hay -1. Tỷ dụ theo số liệt đã viết ở trên, ta thấy :



Điều huyền diệu nhất ở trong số liệt Fibonacci là "nếu gọi Fn là một số hạng trong số liệt thì tỷ số hai số hạng liên tiếp, tức là tỷ số Fn+1 / Fn sẽ dẫn đến một số Phi (Hy Lạp) Φ mà các nhà toán học qua các thời đại đã đồng ý đặt tên là số vàng. Theo số liệt viết ở trên ta tính những số hạng theo hai cột dưới đây :

3/2 = 1.500000 5/3 =1.666667
8/5 = 1.600000 13/8 = 1.625000
21/13 = 1.615385 34/21 = 1.619048
55/34 = 1.617647 89/55 = 1.618182

144/89 = 1.617978 233/144 = 1.618056

Φ = 1.618033989...


Cứ tiếp tục mà tính ta sẽ thấy cột bên trái tỷ số tăng dần và tỷ số bên phải giảm dần để cùng hội tụ lại một số Phi gọi là số vàng. Vậy số vàng ở đâu mà ra, và tại sao lại được trân quý như vậy? Muốn có một ý niệm sơ khai thì chúng ta nhìn hình vẽ của một hình ngũ giác đều trong đó có chứa nhiều hình tam giác cân. Những hình tam giác này được gọi là những tam giác vàng, vì chúng có đặc tính là tỷ lệ của cạnh bên chia cho đáy thì đúng là số vàng. Hơn nữa, tam giác vàng lại có tính chất hoá sinh rất đặc biệt, từ nó nảy ra nhiều tam giác vàng liên tiếp một cách vô tận. Tính chất này và sự liên hệ giữa hình ngũ giác đều và số vàng sẽ được trình bày dưới đây :

Hình Chữ Nhật Vàng




Vì con số vàng chỉ là một số, dù là một số vô tỷ, viết ra thì dài bất tận, nên trong hình học nó chỉ dùng để biểu thị một tỷ số. Tỷ số này là một mỹ số nên hay được thấy trong hội họa và kiến trúc. Một thí dụ đặc biệt là điện Parthenon ở Hy Lạp, được kiến trúc 5 thế kỷ trước công nguyên, diện tiền được lọt vào đúng khuôn khổ một hình chữ nhật mà tỷ số chiều dài chia cho chiều cao lại đúng bằng số vàng Φ = 1,618... .Những hình chữ nhật theo tỷ số này được gọi là hình chữ nhật vàng.

Một thí dụ khác là những thẻ tín dụng bằng plastic rất phổ thông ở thời đại này cũng có hình thể gần giống như hình chữ nhật vàng. Nhiều nhà tâm lý học đã làm những cuộc thử nghiệm và thấy rằng hình chữ nhật có cạnh theo tỷ số vàng là một hình được ưa chuộng nhất. Cũng vì thế mà những hoạ sĩ khi lựa chọn kích thước cho những thẻ tín dụng đã chọn tỷ lệ vào khoảng 1,59, nghĩa là cũng gần bằng tỷ số vàng.

Ta có thể định nghĩa số vàng biểu thị bằng ký hiệu Φ như là một số mà khi trừ đi 1 rồi lấy số nghịch đảo ta lại được số Φ. Viết thành phương trình, ta có :

Φ = 1/ ( Φ - 1)

Khai triển ra, ta được :




Đây là một phương trình đại số bậc hai, và khi giải ra để lấy đáp số có trị số dương ta có ngay :

Φ = (1/2)(1 +SQRT(5)) = 1,618033989 ...



Ta thấy ngay là số Φ được tính từ căn hai của số 5 mà ra. Từ trị số nói trên của số vàng, ta suy ra phép về hình chữ nhật vàng như sau : Lấy AB là cạnh có độ dài là một đơn vị, AB = 1, và sau đó kiến trúc hình vuông ABEF. Lấy O là trung điểm của AB. Theo định lý Pythagoras, đoạn OE sẽ có độ dài là OE = OC = /2 . Nếu như thế thì khi vẽ chon trọn hình chữ nhật ACDF thì hình này có chiều dài là AC = Φ, và chiều ngang là AF = 1. Tỷ số hai chiều là số Φ, và hình chữ nhật là hình chữ nhật vàng.

Hình chữ nhật vàng, hay còn gọi tắt là hình kim nhật, có một tính chất hóa sinh rất đặc biệt. Theo như hình vẽ nếu từ hình chữ nhật lớn, ta bỏ đi hình vuông ABEF, thì còn lại hình chữ nhật nhỏ BCDE. Hình này có cạnh dài là BE = 1. Trong khi ấy thì cạnh ngắn là BC = Φ - 1 . Tỷ số hai cạnh của hình chữ nhật này sẽ là 1/( Φ -1) và theo định nghĩa của số vàng thì tỷ số này cũng là số Φ. Vậy thì hình chữ nhật nhỏ này cũng là hình kim nhật. Muốn nhìn thấy sự hóa sinh diệu kỳ này ta bắt đầu từ một hình kim nhật lớn ở ngoải cùng. Mỗi lần cắt bớt đi một hình vuông lại có hình kim nhật nhỏ hơn. Nếu ở mỗi hình vuông, dùng compa để vẽ những phần tư vòng tròn liên tiếp nhau thì sẽ được một hình xoắn ốc, gọi là hình xoắn ốc Logarit. Trong tất cả những hình được gọi chung là hình xoắn ốc, thì hình xoắn ốc Logarit có đặc tính là dù ở gần tâm điểm hay vòng ra ngoài xa, hình dạng vẩn giữ nguyên. Tâm điểm này là điểm O, là điểm gặp nhau của những đường chéo góc của các hình kim nhật. Trên đường xoắn ốc Logarit, nếu ta lấy một điểm M bất kỳ nào và vẽ bán kính OM và tiếp tuyến MT với đường xoắn ốc, thì góc α (alpha) giữa OM và MT lúc nào cũng giử nguyên một trị số.



Hình Tam Giác Vàng




Nay ta trở lại với hình ngũ giác đều theo như hình vẽ ở dưới đây. Nếu vẽ những đường chéo nối những đỉnh của hình ngũ giác đều thì ta sẽ được một ngôi sao năm cánh đều. Những đường chéo hợp với những cạnh của hình ngũ giác thành những tam giác cân, có góc ở đỉnh là 36o và hai góc bằng nhau ở đáy mỗi góc là 72o, tức là bằng hai lần góc ở đỉnh. Ở phía trong hình ngôi sao lại hiện ra một hình ngũ giác đều và hình này lại sinh ra một hình ngôi sao 5 cánh đều thứ hai và cứ thế tiếp tục đi vô tận.



Trước công nguyên năm thế kỷ, trường phái Pythagoras đã biết được rằng tỷ số giữa các cạnh của ngôi sao năm cánh và cạnh của hình ngũ giác là số vàng. Đồng thời họ đã biết dùng thước kẻ thẳng và compa để chia tỷ số vàng, nghĩa là họ biết cách để vẽ hình ngũ giác đều, nhưng lại giữ kín không cho người ngoài được biết. Tất cả những tam giác cân mà ta đã vẽ lồng trong hình ngũ giác đều là những tam giác mà tỷ số cạnh bên chia cho đáy là tỷ số vàng. Ta gọi những tam giác này là tam giác vàng hay là kim tam giác. Tam giác này cũng có tính chất hóa sinh, vì nếu góc ở đáy bằng hai lần góc ở đỉnh, thì khi ta vẽ đường phân giác ở đáy ta lại tạo ra một kim tam giác có góc ở đỉnh bằng 36o và hai góc đều nhau ở chân mỗi góc bằng 72o. Ta cũng nhận thấy nếu góc ở đỉnh của một hình lục lăng đều là 120o thì góc ở đỉnh của một hình ngũ giác đều là 108o. Trong văn học Trung Hoa những con số 36, 72 và 108 là những con số được ưa chuộng như là những con số tự nhiên đã có sẵn trong trời đất. Người lớn coi những con số đó như là những số ưu việt, nghĩa là nếu được thêm vào thì coi như là thừa và nếu bớt đi thì lại thấy thiếu sót. Cũng như vậy trong sách Nam sử có câu :

"Tam thập lục kế tẩu vi thượng sách"

nghĩa là trong ba mươi sáu phương sách thì chạy đi là hơn cả. Cụ Nguyễn Du cũng dùng câu này để tả lời nói của Sở Khanh khi rủ Kiều đi trốn :

"Thừa cơ lẩn bước ra đi,
Ba mươi sáu chước, chước gì là hơn ?"




Trong những truyện kiếm hiệp, nhà văn Kim Dung cũng nói là phái Thiếu Lâm có tất cả bảy mươi hai tuyệt kỹ, tức là coi con số này như là một số viên mãn. Trong truyện Thủy Hử cũng chỉ nói tới 108 vị anh hùng trên Lương Sơn Bạc, chứ không thêm vào nữa cho trọn số 120 vị hảo hán.

Ta cũng có thể bắt đầu từ một tam giác vàng lớn và dùng tính chất hóa sinh để tạo ra nhiều tam giác vàng khác. Như trên hình vẽ, nếu ta vẽ đường phân giác của một góc ở đáy, ta sẽ tạo ra một tam giác vàng nhỏ vì có góc ở đỉnh là 36o, và một góc ở đáy đã là 72o, thì góc thứ ba cũng sẽ là 72o và tam giác là tam giác vàng. Nếu dùng những tam giác được cắt bỏ đi mà vẽ những vòng cung như ở trên hình và nối tiếp những vòng cung lại với nhau thì ta lại kiến tạo được một hình xoắn ốc Logarit.