NHẠC VÀ LỜI

NHC VÀ LI


Luân Tế




Source :






Tôi được thầy Lê Thương dậy nhạc năm Đệ Ngũ ở trường Nguyễn Bá Tòng. Hình như lúcđó Âm Nhạc là môn chọn chứ không phải bắt buộc (có lẽ giống như Hội Họa và Hán Văn). Mỗi tuần một giờ. Tôi chỉ biết tới Năm Dòng Kẻ, Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si; Khóa Sol, Dấu Thăng, Dấu Giáng – chấm hết. Nhưng tôi rất mê nghe nhạc. Không phải nhạc Việt Namthời đó mà là nhạc ngoại quốc. Tôi có thằng bạn cùng xóm tên là Nguyễn Văn Chiến. Chiến có một mái tóc quăn rất đẹp, chải tém hai bên và bồng lên ở giữa, giống hệt mái tóc của Ricky Nelson. Và Chiến có biệt tài bắt chước tất cả các ca sĩ Anh, Mỹ, Pháp…tuy không hề biết nhiều về những thứ tiếng này. Chỉ cần nghe dĩa chừng hai lần là Chiến có thể bắt chước hát y chang, từ Ray Charles cho tới Cliff Richards, từ Elvis tới Vince Taylor, từ Paul Anka tới Pat Boone, từ Johnny Hallyday tới Enrico Macias tới Charles Aznavour mà không hiểu là những lời mình hát có nghĩa gì. Cả bọn chúng tôi - chừng sáu, bẩy thằng - cũng thế. Riêng tôi, lúc đó hãy còn khá tiếng Pháp nhờ học tại Tiểu học Puginier rồi vào trường dòng và sau nhờ thầy Đinh Cảnh Thụy dạy dỗ tại mấy năm Trung Học ĐệNhất Cấp nên hiểu được lời của các bản nhạc Pháp…Tous les Garcons et les Filles…Et Maintenant…vv…còn lời mấy bản nhạc Mỹ thì mù tịt. (Thầy tôi, người khắc khổ, gầy gò, khó tính, đi xe đạp, trời Sài Gòn nóng như đổ lửa nhưng lúc nào cũng đóng sơ mi trắng cổ cồn, complet và cravate đen trong lớp. Một trong những méthode dạy tiếng Pháp của thầy là chú trọng đến vocabulaire. Và cách hay nhất để làm giầu cho vốn liếng vocabulaire là phải học và nhớ những Mots De La Même Famille).


Tôi chỉ biết đánh guitar sơ sơ nhưng có một lần muốn làm le với đào, bỏ cả tuần học thuộc lòng và luyện mấy ngón tay cho nhuyễn để đánh bài Midnight của The Shadows. Rồi hôm đến chơi ở một cái “bum” trong một vi la, gặp ban nhạc quen, lân la lên sân khấu xin solo guitar điện cho bản “Slow” này. Em bé phục lăn. Tôi vừa đánh vừa run nhưng cũng cố bấm bụng và bấm mấy ngón tay trên phím tới nốt cuối cùng rồi buông đàn, tự thề là không bao giờ chơi dại như thế nữa vì mấy đầu ngón tayđau quá. Đó là bước đầu trong cái nghiệp “Cầm Ca” của tôi.


Lớn thêm một chút, tôi bắt đầu nghe nhạc Việt, khởi sự từ những bản Bolero. Rồi leo dần, leo dần…tôi nghe nhạc Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Văn Phụng, Vũ Thành, Cung Tiến, Y Vân, Hoàng Trọng vv … Những ca khúc này làm tôi cảm thấy rung động trong tâm hồn. Nhất là về những lời nhạc. Những lời nhạc giản dị, đi thẳng vào lòng:



-Buồn vào hồn không tên


Thức giấc nửa đêm, nhớ chuyện xưa vàođời


Đường phố vắng đêm nao quen một người


Mà yêu thương trót trao nhau trọn lời…
(Nửa Đêm Ngoài Phố - Trúc Phương)



-Yêu nhau trong cuộc đời,


Mơ duyên tình dài, gắn bó đôi lời.


Ta quen nhau một ngày,


Thương nhau trọn đời, giữ cho lâu dài…
(Ngăn Cách – Y Vân)



-Tôi yêu tiếng nước tôi


Từ khi mới ra đời, người ơi…


Mẹ hiền ru những câu xa vời…


A a ơi, tiếng ru muôn đời…
(Tình Ca-Phạm Duy)



-Lìa xa thành đô yêu dấu,


Một sớm khi heo may về


Lòng khách tha hương vương sầu thương…
(Giấc Mơ Hồi Hương – Vũ Thành)



-Đêm nay đêm cuối cùng gần nhau.


Lệ buồn rưng rưng, lời hát thương đau.


Nhịp bước bâng khuâng ngoài phố lạnh.


Giọt sầu rơi rớt hồn phiêu linh…
(Đêm Cuối Cùng – Phạm Đình Chương)

-Yêu là lòng bâng khuâng








Nhớhay thương, một chiều thu vương


Gió êm đưa xào xạc tre đưa


Lá rơi rơi, rơi tả tơi…
(Yêu – Văn Phụng)





Không có một chữ nào thừa. Không một câu nào, một chữ nào hát lên hay nghe hát mà phải nhăn mặt, cúi đầu, moi óc suy nghĩ xem câu đó, chữ đó có nghĩa gì. Cao, thấp, văn chương, máy nước (?), tượng thanh, tượng hình, đủ cả. Chỉ có điều, sau này lớn lên tôi mới nhận thấy, là nhạc Việt Nam buồn quá. Có lẽ vì các nhạc sĩ đã phản ảnh được tâm trạng của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh dài từ những năm 40.



Đến khi tôi lớn hẳn thì có một biến chuyển hơi lạ trong nền âm nhạc Việt Nam. Đó là việc một số nhạc sĩ, có lẽ không còn hài lòng với những lời nhạc của mình đã từng đi thẳng vào lòng người nghe, chuyển sang một hướng khác - không chỉ còn thuần túy là nhạc sĩ nữa- mà là dùng âm nhạc để khoác thêm cho mình một cái áo thứ hai là…thi sĩ, họa sĩ, triết gia vv…và thính giả, càng nghe càng cảm thấy mình dốt vì không hiểu nhạc sĩ muốn truyền đạt những tư tưởng gì trong lời nhạc của mình. (Phải công bằng mà nói là một số những ca khúc “mới” này phổ thơ của người khác. Thi ca còn có thể và nhiều khi đòi hỏi tính chất trừu tượng; nhưng người nhạc sĩ, dù phổ thơ, tựu chung, vẫn phải chịu trách nhiệm về ca khúc của mình)


Chẳng hạn như:


Bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm


Trên mùa lá xanh, ngón tay em gầy


Nên mãi ru thêm ngàn năm…
(Trịnh Công Sơn – Ru em từng ngón xuân nồng)


Bài này có lẽ tôi đã nghe vài trăm lần và nghe rất “đã”. Ngôn ngữ sử dụng tuyệt vời, nhạc quyện với lời. Nhưng đến lúc nghe kỹ từng chữ một, rồi cầm bản nhạc lên xem cho kỹ thì …không biết nhạc sĩ muốn nói gì. Chữ nào cũng hiểu mà kết thành câu thì như jigsaw puzzle của một bức tranh Picasso (hai con mắt có thể lắp vào ở dưới mông). Không đủ kiến thức về hội họa mà đòi xem tranh lập thể thì còn ráng chịu mang tiếng dốt; nhưng bố mẹ nghèo cố gắng nuôi con cho ăn học mười mấy năm mà chữ nghĩa bằng tiếng Việt không hiểu thì tôi ức lắm. Ngoài ra, vì méo mó nghề nghiệp - tôi còn là một dịch giả - tôi thử ướm mấy chữ tiếng Anh vào thay cho mấy chữ tiếng Việt thì…không làm được (vì không hiểu mấy câu tiếng Việt thì làm sao dịch ra tiếng Anh được).


Hãy so với những lời nhạc khi TCS hãy còn là…nhạc sĩ:


-Chiều chủ nhật buồn,


Nằm trong căn gác đìu hiu


Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều


Trời mưa, trời mưa không dứt


Ô hay, mình vẫn cô liêu…
(Lời Buồn Thánh – Trịnh Công Sơn)




Tôi nghe mà lặng người. Lòng chùng xuống, vì cái cảnh cô liêu nằm trong gác trọ một chiều chủ nhật mưa không dứt thì không có gì buồn hơn. Và không phải dùng trí tưởng tượng quá nhiều. Không phải nặn óc ra tìm một cái “metaphor” tiềm ẩn trong những lời ca.


Vì tôi là một kịch sĩ nên có lẽ những gì tôi học được trong kịch có ảnh hưởng đến những suy nghĩ về những chuyện khác của tôi. Kịch là để diễn. Diễn thì phải có khán giả hay thính giả. Nếu một diễn viên (trên sân khấu - màn ảnh nhỏ - mànảnh lớn - radio) nói lên một câu nào “Picasso”-trừu tượng - quá, hay “Sartre” -triết lý - quá, đến nỗi khán giả phải khựng lại, cố gắng lục lọi trong trí tuệtìm hiểu xem diễn viên đó muốn nói gì, và không nghe những lời đối thoại tiếp theo. Và vì không theo dõi kịp diễn biến trong vở kịch chỉ vì một câu nói hơi trừu tượng hay quá triết lý, người khán giả đó thấy mất hứng, không còn hòa mình vào trong bối cảnh của vở kịch đang diễn nữa. Thế là chỉ vì một câu nói của một diễn viên, dùng lời văn của người viết kịch, mà làm hỏng cả một vởkịch. Hầu hết những vở kịch được viết ra và in thành sách đều vấp phải cái nạn này. Phần lớn là vì những kịch tác gia thường không phải là kịch sĩ, không có kinh nghiệm sân khấu, và không học về kịch nên không nhận ra cái lỗi của mình. Cứ làm sao gọt dũa cho đối thoại của mình trong kịch “kêu” là “thú” rồi. Đã có một thời ở Việt Namcó hai chữ “Kịch Đọc” đi song song với “Kịch Nói”. Một số các vở kịch này chỉcó giá trị văn học chứ không thích hợp với sân khấu.




Trường hợp này cũng có thể áp dụng cho các ca khúc. Nói nôm na là sự khác nhau của“Nhạc Hát” và “Nhạc Đọc”. Có mấy ai đủ khả năng cầm bản nhạc lên, đọc “nốt”, và“nghe” thấy tiếng nhạc tưởng tượng trong đầu? Tôi cả quyết với bạn - như là một thính giả bình thường - là chưa bao giờ bạn cầm một tờ nhạc lên, nhìn vào những“nốt” trên năm dòng kẻ, rồi đưa mắt xuống nhìn vào hàng chữ, đọc lời ca và thốt lên, “Bài này hay tuyệt!”. Nếu lời ca làm bạn cảm động, thấm thía thì đó là lời văn tạo ra tâm trạng đó trong lòng bạn chứ không phải âm nhạc.




TCS chỉ là một trong các nhạc sĩ trong giới nhạc Việt Nam đã “morphed” - chuyển thể - từ nhạc sĩ thành … họa/thi sĩ. Thử so sánh hai ca khúc của Phạm Đình Chương vào hai giai đoạn khác nhau trong cuộc đời sáng tác của ông:




-Sao không thấy em lại


Để cùng anh thẩn thơ,


Trước sân trăng vòi vọi,


Để rồi cùng ước mơ…
(Thưở Ban Đầu – PhạmĐình Chương)




Và sau này:




-Em gối đầu sương xuống,


Chuyện trò bằng bóng mình.


Em gối đầu sương xuống,


Tôi đẹp bóng hình tôi…
(Đêm Mầu Hồng –Phạm Đình Chương)




Không biết bạn ra sao chứ tôi thì ...chịu. Nghe thì hay, nhưng hơi lập dị. Và đòi hỏi ở người nghe quá nhiều trong khi mụcđích của âm nhạc nói chung - theo tôi - là làm cho con người thích thú, thưthái, trong cái “mode” thưởng thức chứ không phải lắng nghe rồi…đoán (như tôi vẫn bị), và phần nhiều là đoán mò,đoán sai…




Tôi không biết nhạc Tầu hay nhạc Nhật hay nhạc Ấn Độ hay nhạc Ai Cập (những nước có nền văn hóa sâu và lâu) có những lời lẽ “huyền bí” như nhạc Việt Namkhông.





Tôi nhớ đến những bài hát đầu tiên của Từ Công Phụng mà cả nước hát theo (tuy có đổi lời một chút):




Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?


Lênh đênh ngàn mây trôi êm đềm.


Chiều nay nếu em đừng hờn dỗi,


trách nhau một lời thôi.


Tâm hồn mình đâu lẻ đôi…
(Bây Giờ Tháng Mấy- Từ Công Phụng)




Và một sáng tác của anh khoảng 30 năm sau:




Mưa soi dấu chân em qua cầu.


Theo những cánh rong trôi mang niềm đau.


Đời em đã khép đi vội vàng.


Tình ta cũng lấp lối thiên đàng.


Như cánh chim khuất ngàn, như cánh chim khuất ngàn…
(Mắt Lệ Cho Người – Từ Công Phụng)





Tôi thích bài này đến nỗi phải “chôm”nó làm nhạc nền cho một cuốn phim của tôi tuy lúc đó (1993) hoàn toàn không biết tác giả là ai.





Tôi nghĩ là từ trước tới sau, Từ Công Phụng vẫn giữ được cái thanh tao của văn chương và cái nhẹ nhàng, dễ hiểu của ngôn ngữ cần thiết trong âm nhạc.





Quay sang nhạc ngoại quốc. Một bài hátđược khắp thế giới coi như một bài “weighty”, “deep”, “philosophical”,một thông điệp cho hòa bình và con người là bài “Imagine” của John Lennon.





Imagine there's no heaven
                                                           It's easy if you try

No hell below us
Above us only sky
Imagine all the people
Living for today...



Imagine there are no countries
                                                        It isn't hard to do

Nothing to kill or die for
And no religion too
Imagine all the people
Living life in peace...




Một đứa trẻ mới học hết middle school cũng đủ sức hiểu John Lennon muốn nói gì - Lời nhạc của bài này lúc được hát lên sẽ đi vào lòng người nghe ngay lập tức, không cần suy nghĩ sâu xa. Lời nhạc của bài này có thể dịch ra 127 thứ tiếng trên thế giới một cách dễ dàng. No problem. Trust me!





Ở đoạn trên tôi có nói tới âm nhạc Việt Nam buồn quá. Nhất là những bản nhạc tình. Và khi phải đối phó những chia lìa trong cuộc chiến dài dằng dặc thì nhạc buồn trở thành thê lương.





Nhưng nếu nói đến cái gì buồn nhất, đau thương nhất trong con người thì phải nói đến sự mất mát vĩnh cửu - cái chết. Chuyện tình buồn và cái chết là những đề tài thấy rất nhiều trong âm nhạc Việt Nam.





Trong đề tài này, “Kỷ Vật Cho Em” là một tuyệt tác, cả về nhạc lẫn lời ca:





Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở lại có thể bằng chiến thắng Pleime,
Hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giã,
Anh trở về anh trở về hàng cây nghiêng ngả
Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa,
Anh trở về trên chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng.

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Anh trở về bờ tóc em xanh
Chít khăn sô lên đầu vội vã..
Em ơi!

Em hỏi anh. Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở lại với kỷ vật viên đạn đồng đen
Em sang sông cho làm kỷ niệm
Anh trở về anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân .
Em một chiều dạo phố mùa Xuân,
Bên nguời yêu tật nguyền chai đá.

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về nhìn nhau xa lạ
Anhh trở về dang dở đời em
Ta nhìn nhau ánh mắt chưa quen
Cố quên đi một lần trăn trối ...
Em ơi!

Em hỏi anh em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về ...
(Kỷ Vật Cho Em - Phạm Duy - Linh Phương)



(KỶ VẬT CHO EM – THÁI THANH)





Tôi không biết nhạc Tầu hay nhạc Nhật hay nhạc Ấn Độ hay nhạc Ai Cập, nhạc Pháp, nhạc Nga, nhạc Ý, nhạc Tây Ban Nha, nhạc Mỹ - những nước có trai gái, có tình yêu, có chia ly, đã từng trải qua những cuộc chiến dài, thảm khốc, có những nét nhạc não nề và những lời ca bi thiết như nhạc Việt Nam không.





Như là một thí dụ, cũng cùng một đề tài – tuy không dính vào chiến tranh– một chuyện tình buồn và một cái chết đau thương, thử xem một bài hát Mỹ diễn tả bằng cách nào:






Tommy and Laura were lovers
he wanted to give her everything
                                   Flowers presents and most of all a wedding ring


He saw a sign for a stockcar race
a thousand dollar prize it read
He couldn't get Laura on the phone
so to her mother Tommy said
Tell Laura I love her tell Laura I need her
Tell Laura I may be late I've something to do that cannot wait

He drove his car to the racing ground
he was the youngest driver there
The crowd roared as they started to race
Around the track they drove at a deadly pace
No one knows what happened that day how his car overturned in flames
But as they pulled him from the twisted wreck
With his dying breath they heard him say
Tell Laura I love her tell Laura I need her
Tell Laura not to cry my love for her will never die

Now in the chapel Laura prays for her Tommy who passed away
It was just for Laura that he lived and died alone
in the chapel she can hear him cry
Tell Laura I love her...
My love for her will never die
(Tell Laura I Love Her-Ray Peterson)




(TELL LAURA I LOVE HER – RAY PETERSON)





Trong bản nhạc Việt Nam, người lính ra đi, hy sinh cho tổ quốc, để lại người yêu với vòng khăn sô quấn vội vã trên đầu.





Trong bản nhạc Mỹ, chàng trẻ tuổi ra đi, mất mạng chỉ vì muốn kiếm được chút tiền mua chiếc nhẫn cưới, để lại người yêu ngồi khóc một mình trong nhà nguyện.





Lời hát sau cùng của người đã mất:






Em hỏi anh em hỏi anh bao giờ trở lại
                                          Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về…




Lời hát sau cùng của người đã mất:

Tell Laura I love her...
                                                My love for her will never die


Và từ ca khúc này tôi xin chuyển sang một khía cạnh mới về chủ đề Nhạc Và Lời.


Nam Lộc, một người bạn của tôi, đã dùng nhạc của bài Tell Laura I Love Her này, viết lại lời và tạo ra Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu, với những lời ca thật dễ thương và đã đi vào lòng không biết bao nhiêu là nữ sinh Trưng Vương thời đó. Sau này, ca khúc này đã gần như trở thành một ca hiệu của Trưng Vương mỗi lần họp mặt.
Tim em chưa nghe rung qua một lần
Làn môi em chưa hôn ai cho thật gần

Tình trần mong manh
Như lá me xanh
Ngơ ngác rơi nhanh.

Thu giăng heo may cho bóng cây lạnh đầy
                                     Người cho em nghe câu nhớ thương từng ngày

Những ngày đợi chờ
Trong nắng vu vơ
Trong mắt ngây thơ.


                                                  Nhớ khói bay lạc vấn vương


Cho hơi ấm lên môi người
Lùa sương kín nhẹ vây ngập trường
Làn mây yêu thương

Vướng trong hồn em.

                                   Người mang cho em nghe quen môi hôn ngọt mềm

Tình cho tim em rung những đêm lạnh lùng
Từng chiều cùng người
Về trong cơn mưa bay
Nghe thương nhớ tràn đầy

Lên đôi mắt thật gầy.


Trưng Vương hôm nay mây vẫn giăng đầy trời
Công viên năm xưa hoa vẫn rơi tuyệt vời
Bóng người thì mịt mùng
Từng hàng me run run
Trong cơn gió lạnh lùng
Trong nắng ngại ngùng.



Nắng vẫn vương nhẹ gót chân
Trưng Vương vắng xa anh dần
Mùa thu đã qua một lần
Chợt nghe bâng khuâng
Lá rơi đầy sân...




Nhớ khói bay lạc vấn vương
Nhớ khói bay lạc vấn vương
Nhớ khói bay lạc vấn vương....
(Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu - Lời Việt - Nam Lộc)




(TRƯNG VƯƠNG KHUNG CỬA MÙA THU – MINH TUYẾT)


Không biết khi làm bài này vào năm 1972, Nam Lộc đã chiếm được bao nhiêu trái tim “trẻ” Trưng Vương; nhưng tôi biết chắc chắn là ngày nay, trên đất Mỹ và có lẽ khắp thế giới, có hàng trăm, hàng ngàn trái tim “già”Trưng Vương, mỗi lần hội ngộ, lại nhớ đến Nam Lộc.
Có nhiều dạng chuyển lời ca của một bài hát từ tiếng này sang tiếng khác. Có bài được dịch lại và giữ nguyên ý, có bài dịch thoáng, có bài dịch phỏng. Và có bài, như Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu vừa nhắc đến ở trênthì chỉ lấy nhạc còn lời là hoàn toàn một sáng tác mới. Có những bài hát dùng cùng một bản nhạc, cùng một âm giai, mà người viết lời đưa vào những ý tưởng hoàn toàn trái ngược. Chẳng hạn như một bài hát trong phim “Black Orpheus”. Bài hát này là một bài hát trong phim, có tên là "Mañana de Carnaval" do chàng tài tử cầm guitar sáng tác trong một lúc ngẫu hứng; sau khi phim ra đời, trở thành nổi tiếng. Một nhạc sĩ Pháp lấy nhạc viết lại thành bài La Chanson D’Orphée. Một nhạc sĩ Mỹ lấy nhạc viết thành bài A Day In The Life Of A Fool. Ý thì hoàn toàn trái ngược. Một bài ca tụng sự thăng hoa của tình yêu; bài kia nói đến nỗi sầu của một người bị tình yêu bỏ lại đằng sau.



Le ciel a choisi mon pays. Pour faire un nouveau Paradis.
Au loin des tourments dans un éternel printemps pour les amants.
Chante chante mon coeur la chanson du matin
Dans la joie de la vie qui revient.

Matin fait lever le soleil. Matin c’est l'instant du réveil
Mais dans le coeur battant de celui que j'attends
Un doux rayon d'amour beau comme le jour
Chante chante mon coeur dans la splendeur du jour
Fait lever le soleil de l'amour...




(LA CHANSON D’ORPHÉE – DALIDA)




A day in the life of a fool, a sad and a long lonely day

I walk the avenue, and hope I'll run into
The welcome sight of you, coming my way.
I stop just across from your door,
but you're never home any more
So back to my room, and there in the gloom
I cry tears of good bye.


Till you come back to me,
That's the way it will be every day in the life of a fool.



(A DAY IN THE LIFE OF A FOOL – HARRY BELAFONTE)





Mỗi người nghe nhạc phải cảm thấy rung động một cách khác nhau mới gây nên tình trạng hai ca khúc với hai lời nhạc khác nhau, có thể nói đến tuyệtđỉnh.





Thử so sánh ca khúc với hai lời Anh – Pháp, LES FEUILLES MORTES THE AUTUMN LEAVES khác nhau như thế nào.






C'est une chanson qui nous ressemble,
Toi tu m'aimais, moi je t'aimais

Et nous vivions, tous deux ensemble,
toi qui m'aimais, moi qui t'aimais.




Mais la vie sépare ceux qui s'aiment,
Tout doucement, sans faire de bruit
Et la mer efface sur le sable
Les pas des amants désunis.









(Les Feuilles Mortes – Jacques Prévert)


http://www.youtube.com/watch?v=ZCToiC9GJsQ


(Les Feuilles Mortes - Laura Fygi )




The falling leaves drift by my window
The falling leaves of red and gold

I see your lips, the summer kisses

The sun-burned hands I used to hold





Since you went away
The days grow long
And soon I'll hear
Old winter's songs
But I miss you
My darling, most of all
When autumn leaves start to fall…
(The Autum Leaves– Johnny Mercer)





(THE AUTUMN LEAVES – EVA CASSIDY)



Có lẽ vì tôi ở Mỹ nên thiên vị chăng, vì nếu cứ xét theo tựa đề thì lời của The Autumn Leaves (Lá Mùa Thu) có phần hay và trung thực với tựa đề hơn lời của Les Feuilles Mortes ( Lá Chết).





Một trong những ca khúc được yêu chuộng nhất thế giới là MY WAY, gắn liền với tiếng hát của Frank Sinatra.





Tôi chọn MY WAY để kết thúc “Nhạc Và Lời”vì nhạc của MY WAY do hai nhạc sĩPháp viết (Comme D’habitude); và Paul Anka viết lại lời tiếng Anh hoàn toàn khác với lời tiếng Pháp.





Nhưng ở đây và lần này, thì Nam Lộc viết lại bằng lời Việt, lấy tên là “Dòng Đời”, Nguyên Khang hát.





Mời các bạn cùng nghe:


(DÒNG ĐỜI – LỜI NAM LỘC – NGUYÊN KHANG)



Luân Tế



Loading